Hơi thở hôi, tại sao?

Có nhiều người hình thức trông rất sáng sủa nhưng lại bị “phá tướng” bởi hơi thở khó chịu. Hôi miệng là dấu hiệu của một bệnh mãn tính nào đó trong cơ thể bạn, nhưng cũng có thể do vệ sinh không tốt.

Các nguyên nhân gây hôi miệng gồm:

Đánh răng qua loa: C

(Ảnh: urbandental)

ác thức ăn tồn đọng trong kẽ răng chỉ sau vài giờ đã biến thành khuẩn gây mùi hôi. Cần đánh răng ít nhất 2 lần/ngày. Nên đánh chậm, ít nhất 3 phút. Hằng ngày dùng chỉ tơ nha khoa vệ sinh các kẽ răng.

Không có thói quen cạo lưỡi: Răng trắng bóng mà để quên lưỡi bẩn thì vẫn có thể còn mùi khó chịu. Khi soi gương nếu thấy mặt lưỡi dày hơn có màu trắng hay vàng thì đấy chính là tụ điểm của các loại vi khuẩn. Sau khi đánh răng, nên dùng bàn chải chuyên dụng để cạo lưỡi. Có thể dùng bản chải răng để thay thế nhưng chú ý chà nhẹ tay hơn.

Cao răng và sâu răng: Khi thấy hơi thở nặng mùi, nên kiểm tra cao răng và phát hiện sớm răng sâu. Với người bình thường, nên có thói quen lấy cao răng 2 lần năm để bảo vệ độ chắc khỏe của hàm răng.

Nghiện thuốc lá: Nicotin tấn công răng lợi và lưỡi tạo nên mùi đặc biệt hôi. Mặt khác khi rít thuốc, tuyến nước dãi bị khô, tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn phát triển. Nếu không cai được thuốc, hơi thở khó mà trở nên dễ chịu.

Viêm xoang hoặc viêm loét dạ dày: Khi bác sĩ nha khoa khẳng định bạn không có bệnh gì về răng lợi thì có thể tính đến khả năng viêm xoang hoặc viêm loét dạ dày, cần đi khám và chữa trị.

Theo Tiền Phong, Vnexpress
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video