Hòn đảo xinh đẹp nhất Hy Lạp thấp thỏm vì đá cháy

Đồ đạc thường xuyên lắc nhẹ, khí thoát ra từ lòng đất, mặt đất nhô cao hơn là những hiện tượng xảy ra trên đảo Santorini của Hy Lạp sau khi túi magma bên dưới đảo phình ra.

Santorini, tên một hòn đảo có diện tích chừng 80km2 của Hy Lạp trong biển Aegean, hình thành nhờ một đợt phun trào núi lửa từ 3.600 năm trước. Năm ngoái người dân trên đảo Santorini của Hy Lạp thường xuyên chứng kiến cảnh những chiếc cốc lắc nhẹ và mùi của những chất khí thoát ra từ bên dưới mặt đất. Họ nghi ngờ những cơn địa chấn nhỏ đang diễn ra do núi lửa bên dưới đảo hoạt động.

Giờ đây công nghệ radar vệ tinh đã tìm ra thủ phạm gây rung chấn. Một khối đá lớn đang âm thầm nóng chảy khiến thể tích túi magma bên dưới núi lửa tăng thêm từ 10 tới 20 triệu m3, tương đương 15 lần thể tích của sân vận động Olympic tại London, trong khoảng thời gian từ tháng 1/2011 tới tháng 4/2012. Sự phình ra của túi magma khiến một số vùng trên hòn đảo nhô lên từ 8 tới 14cm, National Geographic đưa tin.


Đảo Santorini là tàn dư của một đợt phun trào núi lửa lớn cách đây 36 thế kỷ. Nó nằm cách
Hy Lạp khoảng 200km về phía đông nam và là đảo lớn nhất trong quần đảo Santorini.

Núi lửa bên dưới đảo Santorini đã “ngủ yên” trong 60 năm và những sự kiện gần đây không phải là dấu hiệu cho thấy nó sắp phun trào, Nomikou Paraskevi, một nhà địa chất của Đại học Athens tại Hy Lạp, nhận định.

“Đó chỉ là lời cảnh báo của thiên nhiên rằng đảo Santorini là một núi lửa vẫn còn khả năng hoạt động, nhưng nó đang ngủ”, bà nói.

Paraskevi cho rằng, hoạt động địa chấn và tốc độ phình của túi magma đều giảm trong vài tháng qua - bằng chứng về việc núi lửa sẽ không phun trào trong thời gian tới. Rất có thể núi lửa sẽ tiếp tục “ngủ” trong vài năm hoặc vài thập kỷ tới.

Cùng với các đồng nghiệp, Paraskevi đã nghiên cứu dữ liệu về hoạt động địa chất trên đảo Santorini và nhận thấy rằng, từ tháng 1/2011, hơn 1.000 trận động đất nhỏ đã xảy ra và phần lớn chúng là địa chấn mà con người không thể cảm nhận. Nhóm kết luận rằng bề mặt của đảo Santorini đã nhô cao thêm một chút nhờ ảnh vệ tinh và các thiết bị nhận tín hiệu từ hệ thống định vị toàn cầu.

David Pyle, một nhà nghiên cứu núi lửa của Đại học Oxford tại Anh, nhận định rằng cứ sau khoảng 20.000 năm, núi lửa bên dưới Santorini lại phun đá bọt, chứ không phải dung nham, một lần. Nhưng trong 5 thế kỷ qua, nó chỉ phun trào với quy mô nhỏ và không gây nguy hiểm. Lần phun trào cuối cùng, xảy ra vào năm 1950, tạo ra một lượng dung nham nhỏ đến nỗi nó chỉ phủ kín bề mặt của vài sân quần vợt.

“Những đợt phun trào ấy có thể tạo ra một lượng tro bụi khiến hoạt động hàng không và cung cấp nước gián đoạn, song chúng không đủ mạnh để người dân phải sơ tán”, Pyle bình luận.

Theo VNE
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video