Trong một nghiên cứu được công bố vào cuối tháng 8 vừa qua trên tạp chí Science Advances, các nhà nghiên cứu ở Trung Quốc và Hoa Kỳ đã sử dụng hình ảnh độ phân giải cao để kiểm tra hộp sọ hóa thạch duy nhất được biết đến của loài Chilecebus đã tuyệt chủng - một loài khỉ tân thế giới đi lang thang quanh rừng núi cổ đại, ăn lá và hoa quả.
Từ lâu, giới khoa học luôn cho rằng kích thước não của loài linh trưởng luôn tịnh tiến, tăng trưởng dần theo thời gian nhưng thực tế nghiên cứu này cho thấy kích thước não bộ của loài linh trưởng tăng trưởng trải qua những bước quanh co và độc lập trong quá trình tiến hóa.
Các loài linh trưởng được chia thành hai nhóm: Khỉ cựu thế giới sống ở Châu Phi và Châu Á; khỉ tân thế giới sống ở Nam Mỹ và Châu Đại Dương.
Một hộp sọ hóa thạch đặc biệt của Chilecebus carrascoenis, một loài linh trưởng 20 triệu năm tuổi từ vùng núi Andes của Chile.
Đồng tác giả nghiên cứu John Flynn thuộc Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Hoa Kỳ chia sẻ với AFP: "Chúng tôi thấy rằng trong nhánh tiến hóa chính, đa số đều có xu hướng mở rộng hộp sọ và tăng kích thước của não bộ, nhưng trong khi đó lại có một số nhóm nhất định lại đi ngược lại, não của chúng có xu hướng giảm kích thước".
Nghiên cứu dẫn đầu bởi Ni Xijun tại Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc, đã dùng kỹ thuật chụp cắt lớp vi tính (CT) và tia X quét phần bên trong hóa thạch hộp sọ của loài Chilecebus đã tuyệt chủng nhằm xác định cấu trúc bên trong hộp sọ.
Từ lâu, giới khoa học luôn cho rằng kích thước não của loài linh trưởng luôn tịnh tiến, tăng trưởng dần theo thời gian nhưng thực tế nghiên cứu này cho thấy kích thước não bộ của loài linh trưởng tăng trưởng trải qua những bước quanh co và độc lập trong quá trình tiến hóa.
Mặc dù loài Chilecebus có kích thước gần bằng một con khỉ đuôi sóc Marmoset hoặc khỉ sư tử Tamarin hiện đại, nhưng ngược lại với những con khỉ đó, não của của loài Chilecebus có một số rãnh còn gọi là nếp gấp cho thấy độ phức tạp hơn về nhận thức, nói một cách khác, kích thước não không phải lúc nào cũng liên quan đến sự tiến bộ và phát triển của não bộ.
Hơn nữa, ở các loài linh trưởng hiện đại, kích thước của vùng trung tâm thị giác và khứu giác của não có mối quan hệ tỷ lệ nghịch, nghĩa là các loài phát triển thị giác mạnh hơn thường có khứu giác kém hơn và ngược lại
Nhưng các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng một vùng khứu giác nhỏ ở Chilecebus không mang lại khả năng thị giác mạnh hơn, nghĩa là trong quá trình tiến hóa của loài linh trưởng, hệ thống thị giác và khứu giác không có sự liên quan chặt chẽ như các giả thuyết trước đây.
Hình ảnh phục dựng của loài Chilecebus carrascoenis, chúng có kích thước gần bằng một con khỉ đuôi sóc Marmoset hoặc khỉ sư tử Tamarin hiện đại (chúng có kích thước chỉ nằm gọn trong bàn tay người trưởng thành).
JohnFlynn cho biết, các nhà khoa học có thể dùng những hóa thạch được bảo quản tốt để kiểm chứng lại những giả thuyết mà trước đây giới khoa học vẫn luôn ngộ nhận đó là đúng.
"Nhờ và mẫu hóa thạch cổ đại được bảo quản tốt ở độ cao 10.000 feet (3.000m) trên dãy núi Andes, chúng ta có thể hiểu rõ hơn về lịch sử tiến hóa của chúng ta, đồng thời có thể kiểm tra các giả thuyết trước đây cũng như có thể hiểu được sự tiến hóa phức tạp của não bộ ở loài linh trưởng".