Hữu ích của loài cua trapeziid: “dọn dẹp nhà cửa” cho san hô.

Các con cua nhỏ sống ở dãi san hô Nam Thái Bình Dương có thể giúp san hô không bị chết bằng cách làm “các dịch vụ” lau dọn thường xuyên, những dịch vụ xem ra rất quan trọng đối với đời sống của các dãi san hô ngầm trên khắp thế giới. Đó là nhận định của các nhà khoa học thuộc trường đại học California, Santa Barbara UCSB.

Mối quan hệ giữa cua và san hô được đăng trong ấn bản tháng 11 năm 2006 của tạp chí Coral Reefs và hiện đã được đăng trên internet.

Theo nghiên cứu, san hô là ngôi nhà và là nơi che chở, bảo vệ cho cua. Cua lại thực hiện các nhiệm vụ “chăm sóc nhà cửa” cho san hô, hàng ngày “quét” sạch các chất bùn rớt vào san hô.

Như vậy, mối quan hệ giữa san hô và các loài cua trapeziid là có lợi cho nhau, hay nói cách khác là mối quan hệ cộng sinh. Các con cua nhỏ có chiều ngang khoảng chỉ 1 cm này làm nhà trong các polip san hô như là Acropora hay Pocillopora. Nghiên cứu về loài cua trapeziid này được thực hiện trên các dãi san hô ngầm gần bờ biển Đảo Pô-li-nê-di ở Moorea, Nam Thái Bình Dương.

Cua trapeziid có thể giúp san hô không bị chết.

Bà Hannah L. Stewart, người đầu tiên thực hiện nghiên cứu này, nhà nghiên cứu sau tiến sĩ tại viện Khoa học biển MSI thuộc trường đại học California, Santa Barbara (UCSB's Marine Science Institute ) nói: “Mặc dù chúng tôi không biết nhiều về những con cua này, nhưng chúng tôi biết rất rõ rằng chúng rất “kén cá chọn canh”, luôn luôn nếm thử trước khi ăn và xem thử món đó có hợp với chúng hay không. Sau đó, Chúng sử dụng bộ phần phụ phía trước của chúng để di chuyển và dọn sạch các chất bùn trong san hô.

Bà Steward cho biết thêm rằng họ cua này rất phổ biến trên thế giới. “Mối quan hệ này có thể xảy ra trên khắp Thái Bình Dương và có thể phổ biến ở nhiều nơi hơn là chúng ta nghĩ. Và vì cua sống trong san hô ở khắp mọi nơi nên nghiên cứu này ẩn chứa một hàm ý sinh thái, đó là: các loài cua mà có mối liên hệ với san hô có thể có vai trò quan trọng hơn những gì chúng ta biết về chúng.”

Bà giải thích rằng dãi san hô ngầm là một trong những hệ sinh thái đa dạng và hữu ích nhất trên khắp thế giới. Chúng là nơi trú ngụ cho hơn 9 triệu loài và tạo ra “kế sinh nhai” cho hàng triệu người trên trái đất.

Sự tích lũy bùn trên mô san hô làm giảm sự trao đổi chất và tốc độ phát triển của mô, và khi đó làm tăng nguy cơ bị tẩy trắng đối với san hô và làm cho san hô chết đi. Nhiều san hô có thể tự loại bỏ một ít lượng bùn trên bề mặt của chúng nhưng sự tích tụ bùn quá lớn có thể làm chúng chết đi. Sự gia tăng lượng bùn đã được dự đoán trước đang đe dọa các dãi san hô ngầm nằm gần bờ biển trên khắp thế giới.

Hiện nay, những thay đổi về môi trường đang đe dọa các dãi san hô ngầm. Chẳng hạn như, nhiệt độ nước biển và sự phóng xạ của tia cực tím ngày càng tăng cao do sự thay đổi khí hậu là những nguyên nhân gây ra sự tẩy trắng san hô trên diện rộng.

Việc thay đổi cách sử dụng đất do sự gia tăng dân số trên bờ biển cũng là một mối đe dọa khác đối với san hô bởi vì sự gia tăng dân số làm tăng lượng bùn trên san hô. Điều này là do khi dân số gia tăng trên bờ biển thì lượng nước thải ra từ việc xây dựng nhà cửa, từ sự phá rừng làm xói mòn đất và từ sự mở rộng nông nghiệp chảy ra biển ngày càng nhiều hơn.

Nghiên cứu này được thực hiện trên một phần vùng nghiên cứu sinh thái về lâu dài (LTER) trong dự án “dãi san hô ngầm vùng Moorea” (MCR). Khu vực nghiên cứu sinh thái này nằm ở vùng có nhiều loại dãi san ngầm và hồ nước mặn bao quanh đảo Moorea.

Bà Steward đã thực hiện nghiên cứu này cùng với bà Sally Holbrook, giáo sư và phó khoa sinh thái học, tiến hóa và sinh học biển trường đại học California, Santa Barbara, ông Russell Schmitt, giáo sư Khoa sinh thái học, tiến hóa và sinh học biển, giám đốc trung tâm nghiên cứu bờ biển của Viện MSI và ông Andrew Brooks, nhà sinh vật học viện MSI, Phó giám đốc khu vực MCR LTER. Các thử nghiệm được thực hiện trên dãi san hô cũng như trong phòng thí nghiệm.

Các nhà khoa học đã chứng minh được tầm quan trọng của cua trapeziid bằng cách nhẹ nhàng đem những chú cua ra khỏi nơi ở của chúng trên hai loại polip san hô của dãi san hô ngầm nằm dọc theo bờ biển. Và kết quả là 50 đến 80% các san hô đó bị chết trong vòng chưa tới một tháng. Ngược lại, những san hô sống chung với cua thì vẫn còn tồn tại.

Chỉ đến khi nghiên cứu này được thực hiện thì bản chất của mối quan hệ cộng sinh phổ biến này mới được nhận ra. Bởi vì các san hô tồn tại mà không có cua thì san hô chậm phát triển hơn, các mô san hô bị tẩy trắng ngày càng nhiều hơn và bùn bị tích lũy cũng ngày càng dày hơn.

Các thử nghiệm trong phòng thí nghiệm cho thấy rằng san hô sống chung với cua về căn bản chẳng những loại bỏ được các chất bùn đọng trên bề mặt san hô mà còn loại bỏ được các kích thước hạt có ảnh hưởng tới mô san hô nhiều nhất. Đây là những hạt có kích thước lớn nhất được các nhà khoa học nghiên cứu, có chiều ngang từ hai đến bốn milimet. (Kích thước hạt ở đây nói đến kích thước cơ học của các hạt đất, đá hay các chất rắn khác. Nó khác với kích thước tinh thể là kích thước của một tinh thể đơn trong chất rắn (một hạt có thể chứa nhiều tinh thể. Kích thước hạt có thể dao động từ rất nhỏ như hạt kẹo cho tới đất sét, đất bùn, cát, sỏi hay đá cuội.)

Dự án MCR cho vùng nghiên cứu sinh thái về lâu dài LTER được tài trợ bởi Quỹ Khoa Học Quốc Gia (NSF), là sự hợp tác nghiên cứu giữa trường đại học California, Santa Barbara và trường đại học bang California, Northridge.

Theo ScienceDaily, Sở KH & CN Đồng Nai
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video