Internet "chui" và lý sự "hơi phi pháp một chút"

Một sản phẩm ý tưởng mới của sinh viên (SV) nhưng đem lại thất thoát lớn cho doanh nghiệp và biến SV thành những công dân hạng bét với tội danh chính họ tự nhận: "hơi phi pháp một chút".

Chỉ mất 30 nghìn đồng/tháng là có thể kết nối internet về tận nhà, có thể online 24/24. Đây chính là phát hiện của những SV thời @. 

Net đang trở thành nhu cầu thường ngày của SV.

30 nghìn đồng, cái giá phải trả để kết nối internet "chui" quả thật quá ngọt ngào. Nhưng liệu rằng hậu quả mà những SV này phải chịu có ngọt ngào như thế chăng?

Chi phí để đăng ký sử dụng dịch vụ internet của FPT hay VDC dường như là hơi quá sức đối với sinh viên. Vì vậy sinh viên đang có xu hướng sử dụng Internet "chui" kết nối qua cổng hub của cửa hàng Internet

Nối mạng chui và lý sự "hơi phi pháp một chút"

Đã qua rồi cái thời mà việc kết nối internet về nhà là một thứ xa xỉ chỉ dành cho giới "quý tộc". Bây giờ ngay cả những sinh viên với điều kiện sống bình thường nhất cũng có thể "thiết kế" cho mình một máy tính nối mạng tại nhà với giá siêu rẻ.

Chẳng khó khăn chút nào để tìm những khu nhà trọ sinh viên mà độ phủ sóng đạt chuẩn 100%, như ở khu HITC - Cầu Giấy, Phùng Khoang - Thanh Xuân, Dương Quảng Hàm, ĐH Bách khoa Hà Nội...

Nối mạng "chui" thực sự đang trở thành một trào lưu mới của SV ở trọ, đặc biệt là những SV có nhu cầu sử dụng internet cao như SV công nghệ thông tin, báo chí, kiến trúc...

Để đăng ký sử dụng dịch vụ internet của FPT hay VDC, mỗi người phải ra bưu điện làm hợp đồng, phải mất khoản đầu tư ban đầu khoảng gần 1 triệu đồng, phải trả tiền thuê bao hàng tháng và phí download tuỳ theo mức độ sử dụng.

Chi phí này dường như là hơi quá sức đối với SV. Vì vậy SV đang có xu hướng sử dụng Internet "chui", kết nối qua cổng hub của cửa hàng Internet, vì thủ tục rất đơn giản, giá cả lại vô cùng mềm.

Ngoài một thoả thuận miệng theo kiểu "tình cảm là chính", họ chỉ mất thêm 250 nghìn tiền dây dẫn ban đầu và từ 30 - 100 nghìn tiền cước mỗi tháng. Mức giá đó quả thực quá hấp dẫn với những sinh viên xa nhà.

M.Kiên, khoa Công nghệ thông tin ĐHQGHN, ở ngõ 26A/175 khu HITC cho biết: Iternet là một phần tất yếu trong cuộc sống của dân Công nghệ thông tin bọn mình.

Nhu cầu online của mình rất lớn vì mình còn có hẳn một webside riêng đang hoạt động khá tốt. Mình chọn cách nối chui thế này vì nó rẻ hơn nhiều so với đăng ký sử dụng dịch vụ chính thức, lại không mất công làm thủ tục rườm rà. Tuy có "hơi phi pháp" một chút nhưng được cái tiện.

Không chỉ M.Kiên mà còn rất nhiều SV cũng lấy lý do đó giải thích cho hành động "hơi phi pháp" này. M.Linh (HVBCTT - trọ ở ngõ Phủ - Nguyễn Phong Sắc - Hà Nội) nói, "nghề của mình phải thường xuyên lướt web để search (tìm kiếm) thông tin. Vì mình đang đi làm part - time nên chỉ có thể online ban đêm. Mỗi tháng mình chỉ mất có 60 nghìn, vừa an toàn vừa tiện lợi".

Ngoài lý do học hành còn rất nhiều lý do khác nữa, như trường hợp của V.C.Bằng (Phùng Khoang - Thanh Xuân). Xóm của Bằng có 6 chàng, chàng nào cũng máu me điện tử.

Thay vì cống hàng đống tiền cho các của hàng net, họ góp tiền đi thuê một cổng ở hàng net gần nhà. Trung bình họ chỉ phải trả có 30nghìn/người/tháng.

Trong vai những SV có nhu cầu nối mạng, chúng tôi đã đến gặp rất nhiều cửa hàng Internet. Trừ những cửa hàng đã hết cổng, hầu hết số còn lại đều đồng ý cho thuê cổng với giá từ 60 - 120 nghìn đồng/tháng. Thậm chí họ còn có dịch vụ trọn gói (bán dây dẫn và lắp đặt tận nhà).

Ông P.T.C, chủ cửa hàng Internet ngõ 175-HITC cho biết, cửa hàng của ông có 26 máy, số cổng thừa còn lại ông đều cho thuê như thế. Điều đáng nói là không chỉ SV sử dụng dịch vụ chui này mà ngay cả một số cơ quan, tập thể cũng cũng liên hệ với ông P.T.C để lắp đặt Internet cho từ 3-5 máy.

Bạn đang bị các chủ hàng net lợi dụng

Những SV nói trên mới chỉ thấy được cái lợi trước mắt đó là phí thuê bao rẻ, sử dụng thuận tiên. Nhưng họ chưa lường hết được những vấn đề sẽ gặp phải sau này. Nếu bị nhà cung cấp dịch vụ phát hiện họ sẽ phải chịu những hình thức xử phạt.

Trao đổi với chị Trần Hải Yến, đại diện công ty VDC, chúng tôi được cung cấp rất nhiều thông tin thú vị và bất ngờ.

"Trên thực tế cước thuê bao cuối cùng của VDC chỉ có 28.000 đồng/tháng. So với mức sử dụng trung bình của SV thì mỗi tháng họ chỉ phải trả từ 40 - 50 nghìn, hoặc nhiều lắm cũng không quá 100 nghìn. Khi sử dụng những dịch vụ chính thống như thế, SV sẽ được hưởng rất nhiều quyền lợi như được khuyến mãi modem, giảm cước thuê bao...".

Nhưng do lười tìm hiểu nên nhiều người, đặc biệt là SV đều đinh ninh rằng internet "chui" rẻ hơn internet hợp pháp. Thủ tục để đăng ký thuê bao ADSL rất đơn giản, chỉ với chứng minh thư và giấy chứng nhận là sinh viên của trường ĐH là bạn có thể hoàn toàn là chủ một thuê bao ADSL hợp pháp.

Chị Trần Hải Yến cho biết thêm: "Với các quán Internet sử dụng đường truyền MegaVNN của VDC, việc kinh doanh lại đường truyền dưới bất kỳ hình thức nào cũng là phạm pháp".

Tính một cách đơn giản chỉ cần cho SV thuê 5 - 6 cổng là các quán này hoàn toàn không mất tiền thuê bao tháng cho VDC.

Cũng theo chị Yến thì "con số thiệt hại có thể là rất lớn nhưng hiện nay VDC vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn để có thể thống kê chính xác. Muốn thống kê được cần phải có một cuộc điều tra thị trường rộng rãi, đồng thời cũng phải phối hợp với Sở Bưu chính Viễn thông HN, PC13 để ngăn chặn hiên tượng này".

Hy vọng rằng những SV đang sử dụng Internet "chui" sẽ sớm nhận thức được mặt trái của nó.

Theo Sinh Viên, VietnamNet
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video