Ít ai ngờ chú lạc đà này lại là nguồn gốc của loại vải sợi quý hiếm nhất thế giới

Vải len tạo từ lông của loài lạc đà này còn quý hơn cả lông dê Cashmere vốn đã rất đắt đỏ.

So với các loài lạc đà thông thường thì lạc đà Vicuña rất đáng yêu và duyên dáng. Đặc biệt, lông của nó có thể dệt thành vải như lông cừu. Và hơn thế nữa là loại vải này cực kỳ quý hiếm. Ngay cả ngày nay, nó vẫn đắt hơn các loại vải chất lượng khác chí ít là 5 lần.

Nếu như bạn tự hỏi vì sao loài động vật này quý đến vậy thì nguyên nhân đến từ lông của chúng. Vải len Vicuña được thu hoạch từ lông của loài động vật quý giá nhất từng trên bờ vực tuyệt chủng này chính là loại len đắt đỏ nhất thế giới.

Các đỉnh núi Andes nổi tiếng về sự khắc nghiệt, dinh dưỡng nghèo nàn, nhiệt độ thất thường, có thể ấm áp vào ban ngày, song lại giá rét khủng khiếp vào ban đêm. Sự tồn tại của Vicuña ở đây được xem như kỳ tích và điều này có thể lý giải một phần nhờ vào bộ lông quý giá mà chúng sở hữu.

Động vật biểu tượng cho quốc gia Peru

Xưa kia, chỉ có tầng lớp quý tộc Inca (một tộc người da đỏ tại miền nam châu Mỹ) mới được mặc áo lông lạc đà Vicuña mà thôi. Nó quý đến nỗi được gọi là "lông cừu vàng".

Lạc đà Vicuña có tên khoa học là Vicugna vicugna, chỉ sống trên vùng núi cao của dãy Andes. Nó có thân hình nhỏ, đôi mắt to ngây thơ như mắt nai và bộ lông màu vàng. Nhìn bề ngoài, lạc đà Vicuña cực kỳ duyên dáng và thanh lịch.


Lạc đà Vicuña sở hữu vẻ ngoài siêu đáng yêu.

Tại Peru, đất nước sở hữu phần Andes có lạc đà Vicuña sinh trưởng, người ta xem loài động vật này như là biểu tượng quốc gia, và lấy hình của nó in trên cờ tổ quốc, huy hiệu, tiền xu.

Hiện tại, Peru có khoảng 2 triệu lạc đà Vicuña.

Lông mềm, sợi mỏng và đặc biệt là cách điện

Trong thời kỳ Đế quốc Inca, lạc đà Vicuña còn được xem như loài động vật thần thánh. Người ta cấm giết nó, và chỉ sử dụng lông của nó để dệt may trang phục cho hoàng gia mà thôi.


Dù bề ngoài yểu điệu nhưng lạc đà Vicuña không phải là loài yếu đuối.

Dù bề ngoài yểu điệu nhưng lạc đà Vicuña không phải là loài yếu đuối. Do sống ở trên cao, lại là vùng núi khắc nghiệt Andes, nó phát triển số lượng hồng cầu trong máu cực lớn để tăng khả năng tận dụng oxy.

Hệ tiêu hóa của lạc đà Vicuña cũng thuộc vào hàng khỏe như máy. Nó có thể nghiền mịn các loại cỏ vừa khô vừa cứng dễ như không. Song đáng chú ý hơn cả là lớp lông của lạc đà Vicuña. Chúng bao gồm các sợi lông tơ xốp, mềm, có tính năng cách điện cực cao.


Lớp len dày dặn, mềm mượt của lạc đà.

Chúng ta đều biết, hầu hết các sản phẩm bằng len đều có tính chất tích điện, nhưng lông lạc đà Vicuña thì không. Mỗi sợi của nó lại chỉ dày từ 12-14 micron, trong khi sợi lông của dê Cashmere là gần 19 micron, còn lông cừu thì những 25 micron.

Trong ngành công nghiệp dệt may, sợi tự nhiên càng mỏng bao nhiêu thì càng giá trị bấy nhiêu. Thêm vào đó, lông lạc đà Vicuña cũng mọc cực chậm nên lại càng quý hiếm. Chí ít, loại "lông cừu vàng" này cũng đắt hơn vải lông dê Cashmere những 5 lần.

Nếu chỉ mang đến hiệu quả thẩm mỹ thì chưa đủ. Hãy thử một phép so sánh giữa len Cashmere, một trong những loại len nổi tiếng lấy từ dê Cashmere sinh sống ở vùng núi Himalaya.

Len Cashmere nặng hơn 10 lần so với len Vicuña. Không những thế, len Vicuña không phản ứng với bột nhuộm hóa chất nên giữ được màu sắc tự nhiên, nhờ đó tạo nên tính độc đáo và nâng cao giá trị món đồ.

"Chính thiên nhiên khắc nghiệt đã tạo ra một Vicuña hoàn hảo" - nhà sinh vật học Santiago Paredes Guerrero nhận định. "Lông của nó cũng chính là loại sợi tự nhiên tuyệt nhất quả đất" - ông nói thêm.


Trong ngành công nghiệp dệt may, sợi tự nhiên càng mỏng bao nhiêu thì càng giá trị bấy nhiêu.

Quá khứ bị thảm sát bi thương

Cũng bởi vì cái tiếng "lông cừu vàng" mà trong suốt nhiều thế kỷ sau sự sụp đổ của đế chế Inca, lạc đà Vicuña bị săn đuổi đến xém tuyệt chủng.

Trước đó, ở thời Inca, người ta chỉ thu hoạch lông lạc đà Vicuña mỗi 4 năm/lần, và mỗi lần đều thực hiện theo nghi lễ Chaccu trang nghiêm. Song đến năm 1532, khi Inca bị Tây Ban Nha xâm chiếm, những kẻ xâm lược đã điên cuồng đuổi giết quần thể lạc đà Vicuña vì thèm khát bộ lông của chúng. Từ lúc này cho đến tận giữa Thế kỷ XX, lạc đà Vicuña liên tục bị giết bằng súng đạn.

Quý tộc Châu Âu và Mỹ đua nhau trưng diện áo khoác "lông cừu vàng", xem đó như là thước đó giá trị quyền quý. Họ càng săn tìm "lông cừu vàng" bao nhiêu thì lạc đà Vicuña lại càng bị giết nhiều bấy nhiêu, cuối cùng chỉ còn lại dưới 10.000 con.

Khó khăn bảo tồn và vinh quang khôi phục

Không thể để mất loài thú quý bậc nhất này, vào năm 1967, Peru quyết định biến khu đất rộng 16.000 mẫu Anh tại Lucanas thành khu bảo tồn Vicuña đầu tiên. Đến năm 1975, họ ban lệnh cấm buôn bán các sản phẩm lông lạc đà Vicuña ra nước ngoài.


Ngày nay, lạc đà Vicuña lại tung tăng nô giỡn trên những vùng núi cao của dãy Andes.

Khổ nỗi, thị trường chợ đen sẵn sàng trả những 1.000 dollar (khoảng 23,3 triệu đồng) cho 1kg "lông cừu vàng". Những kẻ săn trộm vì thế vẫn bất chấp luật pháp, còn lực lượng bảo vệ thì bất lực vì diện tích cần tuần tra quá lớn. Số lượng lạc đà Vicuña do đó tiếp tục tụt dốc không phanh.

Để đối phó với nạn săn trộm, Peru thay đổi chiến thuật. Họ phân phối số lạc đà Vicuña còn lại cho nông dân chăn giữ, cho phép họ cắt lấy lông đem bán. Và rất nhanh, những hộ dân nghèo đã đổi đời nhờ bán lông lạc đà Vicuña. Trước "sinh kế" hiển hiện ấy, người dân cũng quyết liệt chống chọi với bọn săn trộm.

Ngày nay, lạc đà Vicuña lại tung tăng nô giỡn trên những vùng núi cao của dãy Andes, ngó nghiêng đôi mắt non tơ và vẫy vẫy cái đuôi ngắn ngủi. Thời kỳ khốn khó đã đi qua nên chúng lại phởn phơ giữa nắng gió Peru bạt ngàn.

Cập nhật: 01/11/2024 Theo Helino/Dân Việt
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video