IT Campuchia thách thức... Ấn Độ, Trung Quốc?

Nhìn từ bên ngoài, trụ sở của Digital Divide Data (D3) ở thủ đô Phnom Penh trông chẳng có vẻ gì là bệ phóng của một cuộc cách mạng IT. 
 
Nó là một ngôi nhà ba tầng to, hơi thô kệch và không lấy gì làm sang trọng cho lắm. Thế nhưng cái bề ngoài tầm thường đó lại đang chứa đựng trong lòng một "tổ chức xã hội" cách tân nhất tại xứ sở Angkovat này. Trên thực tế, D3 là tổ chức phi lợi nhuận đầu tiên làm ăn... có lãi.

Chất lượng là trên hết

Nhìn bề ngoài, trụ sở của D3 thô kệch và xây đúng kiểu "bánh kem" truyền thống tại Campuchia. Nguồn: BBC

Khác với nhiều dự án kinh doanh phi chính phủ khác, D3 tập trung vào công nghệ nhiều hơn là các mặt hàng thủ công truyền thống. Thành công của D3, nhìn từ một góc nào đó, có thể được đo bằng số nhân viên từng bỏ đi để thành lập công ty riêng, cạnh tranh với sếp cũ của mình.

Tại một căn phòng rộng rãi, điều hòa mát rượi ở tầng hai, hàng chục nhân viên đang cặm cụi ngồi bên bàn phím máy tính. Công việc kinh doanh chính của D3 là nhập dữ liệu, và khách hàng của họ có thể là bất kỳ ai, từ một mạng di động địa phương cần tổng hợp thông tin khách hàng cho đến hãng thông tấn xã quốc tế cần lập thư viện lưu trữ.

Thậm chí cả đại học Yale danh tiếng của Mỹ cũng góp mặt trong danh sách khách hàng của D3. Họ muốn chuyển tất cả dữ liệu trên giấy sang định dạng số để tiện hơn cho công tác kiểm tra, phân tích sau này.

Đây chính là một dạng outsourcing do các hãng công nghệ ở Ấn Độ khởi xướng trước khi làn sóng này lan đi khắp thế giới. Người sáng lập ra D3, ông Jeremy Hockenstein tin rằng câu chuyện tương tự hoàn toàn có thể lặp lại với Campuchia.

"Nhìn chung, Campuchia chưa thật phát triển lắm, và lại càng không có được danh tiếng như Ấn Độ hay Trung Quốc. Nhưng qua những dự án kiểu này, chúng tôi có thể chứng minh Campuchia cũng outsource được và thậm chí còn làm tốt, còn cạnh tranh tốt nữa là khác".

Mặc dù vậy, ông cũng nhấn mạnh sự mới mẻ của cái tên Campuchia trên bản đồ outsourcing thế giới có thể thu hút được sự quan tâm, chú ý ban đầu, nhưng chính chất lượng công việc mới quyết định ấn tượng và doanh thu cuối cùng.

Đào tạo

Ở tuổi 26 và sau 4 năm làm việc, Kann Kunthy đã trở thành tổng giám đốc của D3. Nguồn: BBC

Chỉ mất 4 năm, từ chỗ một nhân viên nhập liệu bên bàn phím Kann Kunthy đã trở thành tổng giám đốc của D3 ở cái tuổi 26. Quá trình thăng tiến của anh có thể coi là điển hình cho triết lý "Tốt nghiệp để cống hiến" tại D3.

"Có hai con đường tốt nghiệp: Bên trong và bên ngoài. Hàng trăm người đã rời D3 sau một thời gian làm việc để tìm kiếm những cơ hội làm ăn tốt hơn, và thu nhập của họ đã tăng gấp 3 lần", Kunthy giải thích. "Kế hoạch tương lai của tôi phụ thuộc vào việc có ai làm thay cho tôi được hay không".

Không chỉ học qua công việc thực tế, các nhân viên tại D3 còn được hãng bỏ tiền cho tham gia nhiều khóa học chính thống. Mỗi ca làm việc chỉ có 6 tiếng mỗi ngày, vì thế nhân viên có quá đủ thời gian để bồi dưỡng kiến thức cho mình.

Đây là một chính sách đào tạo đã giúp cho rất nhiều người trong số họ có được sự tự tin, và cả bằng cấp để lập nghiệp riêng, hoặc là xin vào những vị trí tốt hơn ở nơi khác.

Bên cạnh đó, D3 cũng rất chú trọng tới việc tuyển dụng người khuyết tật hoặc không có điều kiện học hành đến nơi đến chốn vào làm việc. Họ thực sự là một môi trường rất có trách nhiệm xã hội.

"D3 là một thành công lớn mà ai cũng muốn học tập", ông Adam Sack, chuyên viên của Tập đoàn tài chính Quốc tế tại Phnom Penh bình luận. "Mặc dù là một doanh nghiệp xã hội, nhưng họ vẫn kinh doanh cực tốt và có lãi. Lợi nhuận chính là dấu hiệu rõ nhất cho thấy họ đang đi đúng hướng."

Mở rộng

Mô hình D3 đang bành trướng rất nhanh. Họ đã mở chi nhánh tại Battambang và cũng vừa khai trương hoạt động ở Lào. Còn theo ông Hockenstein, hơn hai chục nước khác đã tiếp xúc với ông để bàn về khả năng phát triển những "doanh nghiệp xã hội" tương tự.

Đòi hỏi Campuchia phải lập lại thành tựu mà Ấn Độ đã đạt được trong lĩnh vực CNTT có thể hơi xa vời, nhưng không thể phủ nhận, con tàu IT tại xứ sở Angkovat đang chuyển bánh, nhờ vào cách tiếp cận lực lượng lao động hợp lý, đầy tính nhân văn.

Tính đến nay, đã có hơn 250.000 nhân sự IT đang làm việc tại Campuchia, so với con số 0 tròn trĩnh cách đây một thập kỷ.

Trọng Cầm

Theo BBC, VietNamNet
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video