Italia thử nghiệm hệ thống radar lượng tử ánh sáng

Các nhà khoa học Italia vừa cho trình làng một hệ thống radar mới, làm dấy lên hy vọng về một hệ thống kiểm soát không lưu tân tiến, có khả năng lần theo dấu vết của máy bay mất tích như chiếc Boeing MH370 của hãng Malaysia Airlines.

Hệ thống radar lượng tử ánh sáng đầu tiên trên thế giới đã được thử nghiệm tại sân bay Pisa ở Italia và đạt được kết quả "đẳng cấp quốc tế", theo một chuyên gia đánh giá độc lập.

Hệ thống có tên gọi PhoDiR (viết tắt của cụm "radar số hóa hoàn toàn dựa vào lượng tử ánh sáng) sử dụng laser để sản sinh các tín hiệu có độ trung thực cao, chỉ rõ vị trí chính xác của các máy bay. Đây được coi là một nguyên mẫu của các radar thế hệ mới, ra đời nhằm cho phép các phi công và cơ quan kiểm soát không lưu trao đổi nhiều thông tin hơn chỉ bằng một tín hiệu đơn lẻ.


Hệ thống radar PhoDiR mới có thể truyền trực tiếp hình ảnh về diễn biến trong buồng lái cũng như cung cấp thông tin vị trí máy bay chính xác hơn

Hệ thống lượng tử ánh sáng này hứa hẹn sẽ mang lại sự truyền tải tín hiệu radar chính xác hơn và ít nhiễu hơn so với các loại radar phổ biến hiện nay. Nó cũng được quảng cáo có độ rộng dải tần cao hơn (có thể truyền tải dữ liệu buồng lái cũng như thông tin về địa điểm cùng lúc), tính linh hoạt tốt hơn (nhiều tần số hơn) và ăngten nhỏ gọn hơn (giúp giảm chi phí và dễ di chuyển hơn).

PhoDiR là sản phẩm sáng chế của Paolo Ghelfi và các cộng sự tại Phòng thí nghiệm các hệ thống lượng tử ánh sáng quốc gia Italia. Để kiểm nghiệm hệ thống, các nhà sáng chế đã đặt PhoDiR lên nóc phòng thí nghiệm của họ và hướng nó về phía các máy bay cất cánh từ sân bay Pisa gần đó.

"Hệ thống thậm chí chính xác hơn chúng tôi mong đợi. Chúng tôi đã phát hiện máy bay ở xa hơn mức kỳ vọng ban đầu rất nhiều, với độ chính xác thậm chí cao hơn nhiều. Chúng tôi đang cố xem chính xác nó tốt hơn các radar thông thường đến mức nào", ông Ghelfi cho biết.

Tuy nhiên, nhà nghiên cứu này thừa nhận, hạn chế chính của hệ thống PhoDiR là phạm vi hoạt động. Hiện các chuyên gia vẫn chưa rõ, một radar lượng tử ánh sáng đặt trên mặt đất có thể phủ sóng khắp một diện tích lớn hơn ở ngoài khơi như thế nào, so với các trạm radar duyên hải hiện nay.

Theo ông Ghelfi, ở các vùng không phận qua đại dương, việc kiểm soát không lưu có thể vẫn phải phụ thuộc vào khả năng của vệ tinh. Và vì lí do này, máy bay MH370 mất tích của Malaysia nhiều khả năng vẫn "né" được sự theo dõi của PhoDiR nếu di chuyển qua Ấn Độ Dương.

Thay vì truy lùng các máy bay ngoài khơi, hệ thống mới sẽ hữu dụng hơn với kiểm soát không phận trên đất liền. Ngoài ra, hệ thống cũng có thể được dùng rộng rãi hơn trong thông tin liên lạc không dây và giám sát, ví dụ như giúp các lái xe trên đường cao tốc tranh va chạm khi lưu thông.

Theo Vietnamnet, BBC
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video