Kẻ thù cũng có ích

Người ta cho rằng tổ chức xã hội phức tạp của một số loài côn trùng đã phát triển đến một tầm cao mà bản thân những cá thể của các loài này không thể tồn tại đơn độc một mình được nữa. Nghiên cứu xuất bản trực tuyến trên tờ Tiến hoá Sinh học BMC lại đưa ra ý kiến: chính những kẻ săn mồi mới là yếu tố hình thành cuộc sống cộng đồng chứ không phải sự phức tạp về sinh học, gen hay tổ chức.

Quần thể sinh vật có từ ngàn xưa của các loài ong, ong bắp cày, mối và kiến đã trở thành một lối sống không thể khác được đối với những sinh vật này. Và cũng chẳng có một trường hợp nào trong số chúng có thể quay trở lại cuộc sống đơn độc.

Luke Chenoweth, thuộc nhóm nghiên cứu của đại học Flinders, Australia giải thích: “Điều này làm nảy sinh quan niệm “bất khả vãn hồi”. Những đặc điểm tiến hoá trong hành vi, hệ gen và hình dạng nhằm thích nghi với lối sống cộng đồng đã ngăn cản các loài côn trùng sống tách xa cộng đồng của chúng. Một con ong chúa không có ong thợ cũng giống như một con người bị thiếu đi một bộ phận cơ thể thiết yếu”.

Một chú ong mật. (Ảnh: James Ward)

Hầu hết các quần thể côn trùng đều có một hệ thống phân chia lao động giữa những cá thể cao cấp hơn và những cá thể liên quan. Những con ong chúa hay kiến chúa đảm nhận nhiệm vụ sinh sản phải dựa vào những con ong thợ, kiến thợ không thể đẻ trứng. Thường thì những cá thể con do ong chúa hay kiến chúa đẻ ra sẽ cho “đám thợ” ăn uống và nuôi dưỡng con non. Nhưng trong một số ít các quần thể của loài ong vẫn tồn tại hiện tượng tất cả những con cái đều có khả năng sinh sản. Một số quần thể khác thì không. Hiện tượng này được gọi là tính toàn năng.

Chenoweth và đồng sự đã tìm hiểu loài ong Halterapis nigrinervis, một loài cư trú tại châu Phi. Đây cũng là một trường hợp hiếm hoi mà tổ tiên sống theo quần thể toàn năng của chúng đã chuyển sang lối sống cá thể. Bằng cách nghiên cứu loài ong trên, các nhà khoa học hy vọng khám phá ra được nhân tố thúc đẩy hoặc kìm hãm quá trình chuyển đổi sang đời sống cá thể.

Họ đã thu thập tổ của chúng từ nhiều môi trường sống khác nhau. Đáng ngạc nhiên là hơn một nửa số tổ thu được có nhiều ong cái, và kéo theo là có ấu trùng ong trong tổ. “Kết quả đã chứng minh loài H. nigrinervis là loài sống theo bầy đàn và do đó cũng không phát hiện được bằng chứng nào cho thấy quan hệ xã hội của chúng bị mai một”. Loài ong này không có tính phức tạp về hành vi và về xã hội như ong mật hay một số loài côn trùng sống theo đàn khác. Sự thật rằng dù thế nào chúng cũng không sống lẻ loi trở thành một cơ sở cho giả thuyết chính những áp lực từ môi trường sinh thái đã duy trì lối sống cộng đồng chứ không phải các tác nhân sinh học.

Các nhà khoa học đã nhận định tính xã hội trong quần thể ong H. nigrinervis được duy trì là nhờ mối quan hệ với kẻ thù. Số lượng ong cái càng nhiều thì con non càng được chăm sóc, bảo vệ tốt hơn. Đồng thời những con trưởng thành cũng phải đối mặt với kẻ thù trong khi những con còn lại đảm nhận nhiệm vụ nuôi nấng con non. Mặc dù rất nhiều loài côn trùng sống theo đàn vẫn duy trì khả năng nuôi con một mình, nhưng lợi ích từ việc hợp sức đối chọi với kẻ thù đã duy trình tính xã hội của chúng.

Trà Mi (Theo Physorg)
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video