Khám phá bí mật của loài trâu nước

Trâu nước là loài động vật quen thuộc đối với nông nghiệp, đặc biệt là ở Việt Nam, tuy nhiên loài này lại phân bố ở nhiều quốc gia khác và có nhiều đặc điểm mà không phải ai cũng biết.

1. Trâu nước sống trên mọi lục địa, ngoại trừ Nam Cực

Trâu nước thuần hóa sống ở châu Âu, châu Á, châu Úc, châu Phi, Bắc và Nam Mỹ. Chúng được biết đến như những "chiếc máy kéo" tự nhiên và hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Tuy nhiên số lượng của các quần thể trâu nước hoang dã đang ngày càng giảm, những loài động vật này chỉ sống trong một số môi trường tự nhiên nhất định của châu Á và đặc biệt là Đông Nam Á. Do đó, bạn có thể tìm thấy những con trâu rừng này ở các khu bảo tồn của Ấn Độ, Nepal, Thái Lan và Bhutan.


Trâu nước được biết đến như những "chiếc máy kéo" tự nhiên.

Vì mất môi trường sống và bị còi cọc quá mức do thiếu nguồn thức ăn tự nhiên, trâu nước hoang dã hiện nay sống chỉ có thể sống tại các khu vực xa xôi hoặc được bảo tồn, nhưng đây không phải là môi trường sống ưa thích của chúng. Môi trường sống ưa thích của trâu nước hoang dã là những khu rừng rậm và đầm lầy, vì những khu vực này có lớp phủ, nước và nguồn thức ăn ưa thích của chúng. Trâu nước đôi khi có thể di cư, đặc biệt là trong mùa mưa.

2. Các phân loài khác nhau của trâu nước sống ở các khu vực khác nhau

Trâu nước có nguồn gốc từ Ấn Độ, Đông Nam Á và Trung Quốc, chúng chủ yếu có hai phân loài phụ sống ở các khu vực khác nhau là trâu sông sống ở tiểu lục địa Ấn Độ, Balkan, Ai Cập và Ý và trâu đầm lầy sống ở Assam, Đông Nam Á và Trung Quốc.

3. Một con trâu nước có thể nặng hơn 2 con gấu xám

Những con trâu nước hoang dã có thể dài tới 3 mét và cao tới 1 mét 9 tính từ chân tới vai. Chúng có màu xám đen đến đen với cặp sừng khổng lồ. Sừng trâu nước đực hoang dã có thể dài 5 mét. Con đực thường lớn hơn con cái và nặng khoảng gần 1,2 tấn. Trong khi đó, trâu nước thuần dưỡng thường có kích thước nhỏ hơn, nặng từ 453 kg đến 900 kg, nhưng một số con có thể nặng hơn.

4. Trâu nước là loài động vật có vú bán thủy sinh

Trâu nước thích đắm mình trong nước sông, đầm lầy, đôi khi chúng có thể ngâm mình dưới nước như loài hà mã. Chúng làm điều này bởi vì loài này không có tuyến mồ hôi để tự hạ nhiệt. Thay vào đó, trâu nước sử dụng nước mát để điều chỉnh nhiệt độ cơ thể trong điều kiện khí hậu ấm áp và ẩm ướt. Những con trâu này cũng ngâm mình trong nước để tránh bị côn trùng cắn ở những khu vực rừng rậm ẩm thấp. Trâu nước cũng dùng cặp sừng to của mình để xúc bùn đáy sông, đầm lầy lên mình. Hành vi này được gọi là wallowing.


Trâu nước thích đắm mình trong nước sông, đầm lầy...

Khẩu phần ăn của chúng chủ yếu là cỏ. Chúng cũng ăn trái cây, cây bụi, vỏ cây và lá cây. Trâu nước hoang dã kiếm ăn lúc hoàng hôn và rạng sáng ở những bãi đất trống. Thời gian kiếm ăn này giúp cho chúng tránh được cái nóng tồi tệ nhất trong ngày.

5. Trâu nước thuần hóa đang đe dọa cuộc sống của trâu nước hoang dã

Các loài trâu thuần hóa đã trở thành mối đe dọa đối với trâu nước hoang dã vì chăn nuôi xen kẽ. Nếu các loài này giao phối với nhau, trâu nước hoang dã sẽ mất bản sắc di truyền và phải đối mặt với các dịch bệnh đến từ trâu, bò nhà. Ngoài ra, con người cũng là một mối đe dọa đáng kể đối với trâu nước hoang dã.

Các quần thể trâu nước hoang dã đang bị suy giảm mạnh do người dân săn bắt chúng để lấy thịt, lấy sừng. Ngoài ra, những con vật này phải đối mặt với những kẻ săn mồi như hổ, báo và cá sấu trong tự nhiên.


Con người cũng là một mối đe dọa đáng kể đối với trâu nước hoang dã.

6. Trâu nước mang thai lâu hơn con người một chút

Trâu cái thường đẻ một con mỗi năm và mang thai từ 10 đến 11 tháng. Chúng thường sống thành từng đàn gồm những con cái và những con non. Con đực rời đàn mẹ sau ba năm, nhưng con cái thường ở lại đàn mẹ suốt đời. Trâu nước hoang dã thường sống được 25 năm, trong khi trâu thuần hóa sống được 40 năm.

Các nhà nghiên cứu không chắc chắn 100% có bao nhiêu con trâu nước đang sinh sống trên hành tinh của chúng ta, nhưng ước tính có hơn 165 triệu cá thể. Các nhà nghiên cứu cũng không chắc chắn về tổng đàn trâu nước hoang dã hiện tại vì chúng sống ở những vùng xa xôi, khó tiếp cận. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu đánh giá rằng có khoảng 4.000 con trâu nước hoang dã. Các quần thể của chúng đang giảm dần do trâu nước hoang dã giao phối với trâu nhà.


Ứớc tính có hơn 165 triệu con trâu nước trên khắp hành tinh.

7. Trâu nước có thể được nuôi để cung cấp sữa cho con người, giống như loài bò sữa

Sữa của trâu nước có hàm lượng protein, canxi, lactose, phốt pho và sắt cao hơn sữa bò thông thường. Sữa của loài này cũng có ít cholesterol và nước hơn. Ước tính có khoảng 70 triệu tấn sữa trâu được sản xuất mỗi năm. Ấn Độ sản xuất một phần lớn trong số này, cung cấp gần 57 triệu tấn sữa trâu nước vào năm 2008. Ngoài ra, sữa của loài này còn được dùng để sản xuất pho mát, bơ sữa trâu, váng sữa và bơ. Con người sử dụng sữa trâu để làm pho mát mozzarella kiểu Ý, domiati, kesong puti và surti paneer.

8. Cảnh sát Brazil sử dụng trâu nước làm thú cưỡi


Các sĩ quan quân đội Brazil cưỡi trâu nước khi đi tuần tra.

Con người trên khắp thế giới thuần hóa trâu nước và sử dụng chúng trong nông nghiệp. Tuy nhiên, Brazil lại có thể sử dụng loài động vật này với một mục đích khác. Nước này sử dụng trâu nước làm phương tiện đi lại của một số sĩ quan quân đội. Tại Marajó, một hòn đảo của Brazil, những con trâu nước tồn tại với số lượng lớn hơn con người và là một phần của cuộc sống hàng ngày cho cư dân nơi đây. Từ những năm 1990, các sĩ quan quân đội tại đây đã cưỡi trâu nước khi đi tuần tra. Chúng cũng trở thành một hình thức vận chuyển ưa thích vì chúng bơi tốt hơn chó và nhanh nhẹn hơn ngựa ở những vùng đầm lầy.

Cập nhật: 03/10/2022 PNVN
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video