Khám phá bí mật sau bàn thờ “Game of Thrones” của người Maya

Các nhà khoa học đã khám phá ra bí mật ẩn sau bàn thờ điêu khắc 1.500 tuổi ở một ngôi đền sâu trong rừng Guatemala, tại khu vực của người Maya gần biên giới Mexico.


Bàn thờ điêu khắc gần 1.500 năm tuổi từ khu vực Maya “La Corona”, nằm ở vùng Peten phía bắc Guatemala, được trưng bày tại Bảo tàng Khảo cổ Quốc gia và Dân tộc học ở Thành phố Guatemala, Thứ Tư, ngày 12/09/2018.

Ban đầu khi được tìm thấy, bàn thờ bị rễ cây bọc kín dưới một ngôi đền bị sụp đổ. Quá trình nâng tấm đá khổng lồ khỏi bộ rễ và di chuyển nó đến thành phố Guatemala để trưng bày trong bảo tàng mất đến một năm.

Bàn thờ bằng đá vôi này mô tả hình ảnh một vi vua chưa từng được biết đến trước đó, tên là Chak Took Ich’aak. Vị vua này mang theo hình nộm rắn hai đầu tượng trưng cho hai vị thần thời đó.

Chữ tượng hình trên bàn thờ cùng với hình ảnh cho thấy nó tương ứng vào ngày 12/05 năm 544 sau Công nguyên theo lịch Long Count Maya.

Các chuyên gia cho rằng triều đại Maya của vua Kaanul (còn được biết đến là Vua Rắn) đã chèn ép các vương quốc của những đối thủ cạnh tranh. Tomas Barrientos, đồng sáng lập dự án và là giám đốc Trung tâm nghiên cứu khảo cổ học - nhân chủng học tại Đại học thuộc Guatemala, cho biết rằng các vị vua triều đại Kaanul đã thống trị nhiều cùng đất Maya.

Bàn thờ được khai quật đã cho thấy chiến lược mở rộng bờ cõi ban đầu của họ và chứng minh rằng La Corona đã đóng một vai trò quan trọng ngay từ đầu quá trình.

Giữ chức vụ chư hầu trong triều đại Kaanul, Chak Took Ich'aak còn là người cai trị các thành phố lớn gần Peru-Waka. Những vị thần bảo hộ của vị vua này là những vị thần khác nhau tại khu vực đó.


Nhà khảo cổ học Tulane, Marcello A. Canuto, ngồi bên cạnh bàn thờ mà nhóm của ông đã khám phá trong khu rừng nhiệt đới miền bắc Guatemala.

Giáo sư Marcello thuộc Đại học Tulane cho biết “việc phát hiện ra bàn thờ này cho phép chúng tôi xác định một vị vua hoàn toàn mới của La Corona dường như có quan hệ chính trị chặt chẽ với thủ đô của vương quốc Kaanul, Dzibanche, và với thành phố El Peru-Waka gần đó."

Các nhà khảo cổ cho rằng bàn thờ cho thấy chiến thắng cuối cùng mà Kaanul có được là kết quả nhiều thập kỷ vận động chính trị tinh xảo và chiếm đoạt văn hóa, chứ không phải mỗi đánh trận.

Francisco Estrada-Belli, nhà khảo cổ học của Đại học Tulane, người không tham gia vào phát hiện La Corona, cho biết: “đằng sau đó là những mưu đồ của các vị vua rắn khi họ đang mở rộng đế chế của họ hướng của Tikal."

Bàn thờ là di tích lâu đời nhất từ thời kỳ Maya cổ điển được tìm thấy cho đến nay tại khu vực La Corona.

Estrada-Belli cho rằng “không lâu trước đây, chúng tôi nghĩ rằng chiến thắng trước Tikal là kết quả của một cuộc chiến nhanh gọn không thể ngờ tới. Như trong phim “Game of Thrones” thì việc tìm hiểu về chiến lược mở rộng bờ cõi của Maya rất thú vị.”

Bàn thờ này là tìm kiếm mới nhất để làm sáng tỏ thêm nền văn minh Maya cổ đại.

Mới đây, một mặt nạ mô tả một vị vua Maya ở thế kỷ thứ 7 đã được tìm thấy tại miền Nam Mexico.

Đầu năm nay, các nhà khảo cổ vận dụng công nghệ tiên tiến để tìm hiểu thêm về các thành phố bị mất và hàng ngàn cấu trúc cổ trong rừng rậm Guatemala, xác nhận rằng nền văn minh Maya lớn hơn nhiều so với suy nghĩ trước đây.

Đế chế Maya đạt đến đỉnh cao quyền lực trong thế kỷ thứ sáu, mặc dù hầu hết các thành phố của nền văn minh đã bị bỏ rơi khoảng 900 năm sau Công nguyên.

Cập nhật: 23/09/2018 Theo Soha
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video