Khám phá những siêu năng lực của trứng các loài chim

Để đối phó với những thách thức khắc nghiệt của thiên nhiên, chim mẹ đã sớm chuẩn bị những siêu năng lực cho con từ khi còn trong trứng.

Siêu năng lực của trứng các loài chim


Những chiếc tổ mỏng manh của gà lôi nước châu Phi thường được xây ngay trên mặt nước. Khi chim mẹ đứng lên tổ để ấp trứng, toàn bộ tổ đều chìm nhưng may mắn thay, vỏ trứng không thấm nước là siêu năng lực giúp con non được bảo vệ an toàn tuyệt đối.


Chim hải âu báo bão petrel đuôi dài phải tự mình sống sót trong thời tiết lạnh giá khắc nghiệt trong khi cha mẹ phải bay cả quãng đường dài để tìm thức ăn. Tuy khó khăn nhưng hầu hết các quả trứng đều sống sót bởi chúng có khả năng chịu lạnh rất giỏi và nở muộn nếu cha mẹ đi vắng quá nhiều.


Tuy sinh sống trên những vách núi cheo leo nhưng chim biển Uria aalge không làm tổ mà đẻ trứng ngay trên nền đá lạnh. Trứng chim có hình nón nhằm giúp trứng có thể tự làm sạch vỏ khi bị phân chim dính vào.


Loài chim Leipoa ocellata vùi những quả trứng của mình dưới một lớp cát nhằm giữ ấm và bảo vệ cho con. Để đối phó với tình trạng thiếu oxy khi ở dưới cát, vỏ chim có lỗ chân lông lớn và khá mỏng, quả trứng tương đối lớn giúp chim non có thể phát triển khỏe mạnh nhất và tự lập ngay từ khi ra đời.


Sau khi xây tổ trong một hốc cây, chim rẻ quạt tiết ra một chất màu nâu hôi thối và phủ lên trứng của mình. Vi khuẩn trong chất này tạo ra các protein kháng khuẩn, có tác dụng bảo vệ trứng khỏi bị nhiễm trùng. Vỏ trứng còn có một chỗ lõm nhỏ để giữ lại chất này.


Màu xanh lá cây của trứng chim oanh Mỹ là dấu hiệu báo cho con đực biết người bạn đời và lũ con của nó rất khỏe mạnh. Những con non nở ra từ quả trứng có màu sáng thường được bố cho ăn nhiều hơn là những con nở ra từ quả trứng có màu nhạt.


Nhạn biển đen xây tổ trên nền đất ẩm ướt nên vỏ trứng của chim non phải có nhiều hơn 30 lỗ chân lông trên mỗi cm vuông so với những loài chim nhạn khác làm tổ ở nơi khô ráo nhằm đảm bảo lượng nước trong trứng giảm 15% để trứng có thể nở.


Nếu trứng có những hoa văn đậm nét, chim mẹ sẽ chọn nơi có thể che giấu bớt đường viền trên vỏ trứng. Còn nếu trứng nhạt màu thì chim mẹ chỉ cần chọn nơi có màu sắc thích hợp. Điều đó có nghĩa là trước khi đẻ, chim cút Nhật Bản đã biết được trứng của nó sẽ như thế nào.


Tuy có diện mạo rất giản dị nhưng những quả trứng của chim Tinamus major lại đầy màu sắc tươi sáng. Là loài chim làm tổ ngay trên mặt đất nên chim mẹ thường tìm cách thu hút, rủ các mẹ khác tập trung những quả trứng lại với nhau, tăng cơ hội sống sót cho con mình.


Nếu được đẻ ở trên cao thì diện tích lỗ chân lông trên vỏ trứng của chim mun áo đỏ thường nhỏ hơn so với những quả trứng được đẻ dưới thấp. Điều này đảm bảo trứng không bị mất nước do áp suất thấp khi lên cao.


Trứng của loài đà điểu Struthio camelus có kích thước lớn nhất trong số các loại trứng chim nhưng vẫn khá nhỏ so với chim mẹ nên vỏ trứng rất dày – đảm bảo trứng không bị vỡ dưới sức nặng của mẹ và vỏ trứng có màu trắng, giúp chúng mát mẻ hơn.


Cú tuyết làm tổ dưới cái nắng 24h/ngày ở vùng Bắc Cực, khiến trứng chim rất dễ bị ảnh hưởng bởi tia cực tím có hại. May thay, vỏ trứng khá dày và có khả năng ngăn chặn tia cực tím ảnh hưởng tới con non bên trong.


Chim cu cu nổi tiếng với việc đi đẻ nhờ vào tổ chim khác. Trứng cu cu có màu sắc và hoa văn rất giống trứng đã có trong tổ nên có thể lừa chủ tổ chấp nhận chúng như là trứng của chính mình. Ngoài ra, lớp vỏ trứng dày giúp con non an toàn hơn ngay cả khi bị phát hiện.

Theo Kiến Thức
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video