Khí CO2 tăng, chất lượng dinh dưỡng trong hạt gạo sẽ giảm, nguy cơ ảnh hưởng tới hàng tỷ người

Lượng CO2 thải ra không khí gây ra nhiều ảnh hưởng hơn nhận định trước đây. Chúng không chỉ khiến Trái Đất nóng lên, ảnh hưởng tới đời sống sinh vật trên cạn lẫn dưới nước, mà còn tác động tiêu cực tới hệ thống lương thực toàn cầu. Trong nghiên cứu mới được đăng tải trên Science Advances, các nhà khoa học nói rõ hơn về vấn đề nan giải: CO2 trong không khí tăng, lượng vi chất dinh dưỡng trong một số loài thực vật sẽ giảm.

Nhóm chuyên gia nghiên cứu hiệu ứng của không khí lên cây lúa và phát hiện ra: lúa sau khi tiếp xúc với khí thải CO2 sẽ chứa ít protein, sắt, kẽm và vitamin B hơn; mức CO2 dùng trong thí nghiệm là mức ô nhiễm dự kiến sẽ xuất hiện vào cuối thế kỷ này.


Với tình hình xả thải đáng lo ngại, bát cơm về sau sẽ không còn giàu dinh dưỡng như hiện tại.

Hiện tại, hàng triệu người phải đối mặt với tình trạng thiếu dinh dưỡng, và rõ ràng việc cây lúa - nguồn sống chính của cả tỷ người - giảm chất lượng dinh dưỡng sẽ làm tình hình tệ hơn nhiều.

Lewis Ziska, một trong những tác giả của nghiên cứu, viết: “Gạo là nguồn lương thực chính của khoảng hai tỷ người - 50% lượng dinh dưỡng hàng ngày của những cộng đồng thiếu thốn nhất chính là hạt gạo. Chất lượng dinh dưỡng của hạt gạo gặp bất cứ vấn đề gì, ta sẽ gặp hậu quả nghiêm trọng”.

Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng những nghiên cứu trước đây tập trung nhiều vào cách thức trồng trọt trong thời buổi biến đổi khí hậu, nhưng giáo sư Ziska khẳng định yếu tố dinh dưỡng trong hạt gạo cũng quan trọng chẳng kém.


Nhà sinh lý học Lewis Ziska.

Trong thử nghiệm, nhóm nghiên cứu cho cánh đồng lúa tại Trung Quốc và Nhật Bản tiếp xúc với mức carbon dioxide cao hơn bình thường, mức CO2 mà tại đó khoa học cho rằng sẽ xuất hiện vào cuối thế kỷ này. Kết quả đáng ngại xuất hiện: đa số gạo nhận về từ 18 mẫu lúa thử nghiệm cho thấy lượng protein, kẽm và sắt thấp hơn hẳn gạo ngày nay.

Họ còn phát hiện ra lượng vitamin B1, B2, B5 và B5 giảm đáng kể. Tuy nhiên, gạo “hít thở” không khí nhiều CO2 lại chứa nhiều vitamin E hơn.

Nhìn chung, với cư dân các nước phụ thuộc nhiều vào cây lúa làm nguồn dinh dưỡng chính, họ sẽ sớm phải tìm tới nguồn dinh dưỡng khác nếu như tình trạng xả CO2 vẫn diễn ra như hiện tại. Đây sẽ là trở ngại lớn với cư dân những nước nghèo và đang phát triển.

Không chỉ cây lúa "chịu trận"

Các nhà khoa học nhấn mạnh vào việc mọi dạng sống trên Trái Đất sẽ chịu ảnh hưởng từ việc tăng CO2 trong không khí. Tuy nhiên, vẫn chưa đủ dữ liệu nghiên cứu để thấy rõ ảnh hưởng của chất lượng không khí lên những loài có ít nguồn dinh dưỡng, đơn cử như loài ong.

Một báo cáo được xuất bản năm ngoái cũng cảnh báo các vựa lúa mì, một nông sản thiết yếu khác trong ngành lương thực, sẽ giảm năng suất khi Trái Đất ấm lên. Lúa mì và cây lúa khác nhau ở điểm này đây: năng suất lúa mì bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ, còn cây lúa chịu ảnh hưởng trực tiếp từ lượng CO2 trong không khí.


CO2 khiến cây lúa khỏe khoắn hơn, nhưng không có nghĩa chúng giàu dinh dưỡng hơn.

Trong quá trình quang hợp, thực vật hút vào CO2 và thải ra O2; khi lượng CO2 trong không khí nhiều hơn, cây cũng sẽ tự động hấp thụ thêm CO2 mà không có cơ chế hạn chế nào khác. Thành phần hóa học trong cây lúa thay đổi, vi chất dinh dưỡng bị thay đổi bởi các thành tố chứa carbon dioxide.

Carbon dioxide khiến thực vật khỏe khoắn hơn. Nhưng điều đó không có nghĩa chất lượng thực vật được cải thiện”, nhà sinh lý học Ziska nói.

Các nhà khoa học mong muốn có thể thực hiện thêm nhiều thí nghiệm nữa, nhằm xác định rõ nguyên nhân CO2 khiến chất lượng dinh dưỡng trong thực vật thay đổi. Nhiều khả năng, CO2 khiến cây mọc quá nhanh và không kịp tập trung dinh dưỡng. Ông Ziska lo ngại rằng chất lượng không khí sẽ ảnh hưởng tới cả những thứ lương thực thiết yếu khác như khoai tây.

Trong lúc chờ đợi khoa học tìm ra câu trả lời, thì giải pháp trước mắt lại đơn giản vô cùng: giảm lượng khí thải để bảo tồn chất lượng dinh dưỡng của nguồn lương thực. Trái Đất là nơi duy nhất trồng lúa, ta không thể tìm thấy thứ “ngọc thực” này ở hành tinh nào khác đâu.

Cập nhật: 28/04/2020 Theo Trí Thức Trẻ
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video