Khi nào cần bổ sung sắt và axit folic?

Axit folic có khi được gọi folat chính là vitamin B9. Còn sắt là chất khoáng (hay còn gọi nguyên tố vi lượng) rất cần thiết trong quá trình tạo hồng cầu trong cơ thể.

Vitamin và chất khoáng là hai loại chất dinh dưỡng hằng ngày cơ thể ta cần được cung cấp (chủ yếu từ thực phẩm) tuy với lượng rất nhỏ nhưng phải đủ để cơ thể hoạt động một cách bình thường.

Axit folic: Nằm trong 13 vitamin cần được cung cấp hằng ngày (gồm 4 vitamin tan trong dầu A, D, E, K, vitamin C và 8 vitamin nhóm B tan trong nước, axit folic thuộc nhóm B tan trong nước).

Axit folic là chất cần thiết góp phần tạo hồng cầu bình thường và có ảnh hưởng đến sự tổng hợp DNA và RNA, tức liên quan mật thiết đến quá trình phân chia nhân đôi tế bào. Thiếu axit folic sẽ đưa đến thiếu máu hồng cầu khổng lồ (megaloblastic anemia). Nếu phụ nữ mang thai không được cung cấp đủ axit folic sẽ đưa đến khiếm khuyết trong sự hình thành ống tủy sống của bào thai, thai nhi có nguy cơ bị tật nứt đốt sống (spina bifida).

Gần đây, nhiều công trình nghiên cứu chứng minh sự tăng nồng độ homoncystein trong máu có thể gây nhiều bệnh lý tim mạch như: xơ vữa động mạch, huyết khối trong động mạch, thiếu máu cơ tim... và bổ sung axit folic kết hợp với một số vitamin nhóm B khác có thể làm giảm homocystein trong máu xuống, giúp ngăn ngừa các bệnh lý tim mạch vừa kể.

Sắt: Trong các chất khoáng được cung cấp hằng ngày, sắt đóng vai trò hết sức quan trọng vì đây là yếu tố cần thiết tạo nên hemoglobin là chất tạo nên màu đỏ của hồng cầu, có nhiệm vụ chuyên chở ôxy (dưỡng khí) và CO2 (thán khí) trong quá trình hô hấp. Nếu sắt không được cung cấp đủ sẽ đưa đến thiếu máu thiếu sắt. Nên lưu ý, có nhiều dạng thiếu máu và thiếu máu thiếu sắt là dạng phổ biến nhất của bệnh thiếu máu (còn có dạng thiếu máu thiếu axit folic, thiếu máu thiếu vitamin B12).

Để tránh tình trạng thiếu vitamin và chất khoáng n

Axit folic có nhiều trong bông cải xanh (Ảnh: Dantri)
ói chung, nên ăn uống đầy đủ chất. Để không thiếu axit folic và sắt, nên ăn các loại thịt có màu đỏ (heo, bò), gan, rau xanh, các loại đậu, ngũ cốc. Tuy nhiên, cần lưu ý, phụ nữ là đối tượng dễ thiếu hụt sắt và axit folic, và trong một số trường hợp, sự bổ sung hai chất dinh dưỡng tối cần thiết này thông qua ăn uống là không đủ.

Phụ nữ dễ bị thiếu máu thiếu sắt hơn nam giới vì dự trữ sắt của họ thấp do mất máu trong các kỳ kinh nguyệt. Phụ nữ không mang thai cần lưu ý đến các yếu tố nguy cơ thúc đẩy thiếu máu thiếu sắt và thiếu axit folic như: ra huyết kéo dài, ra huyết nhiều khi có kinh, ăn uống quá kiêng khem (có khi vì ám ảnh sợ béo phì). Nếu bị thiếu máu loại này, phụ nữ sẽ bị mỏi mệt thường xuyên, giảm hẳn hoạt động thể lực, sút giảm trí nhớ...

Còn ở phụ nữ mang thai, nguy cơ bị thiếu máu thiếu sắt và thiếu axit folic cao hơn nhiều. Khi có thai, dự trữ sắt có sẵn trong cơ thể phụ nữ có thai rất dễ không đáp ứng nhu cầu tạo hồng cầu do sự tăng thể tích máu ngày càng nhiều để nuôi thai. Còn nhu cầu axit folic tăng gấp 4 lần so với trước khi mang thai. Ở thai phụ, thiếu máu thiếu sắt làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và tăng nguy cơ mất máu nhiều trong lúc sinh và sau sinh, dễ sảy thai, chậm phát triển bào thai, dễ sinh non tháng. Nếu thiếu axit folic, thai nhi rất dễ bị dị tật ống thần kinh (là sự khiếm khuyết đưa đến ống thần kinh không đóng kín; phần lớn dị tật ống thần kinh thường thấy là nứt ống đốt sống hay còn gọi là gai cột sống chẻ đôi).

Do axit folic dễ mất đi trong quá trình chế biến, bảo quản thực phẩm nên ở Mỹ và nhiều nước châu Âu đã có luật định tăng cường axit folic trong bột mì để phòng thiếu hụt axit folic trong cộng đồng. Nếu thai phụ được điều trị bệnh sốt rét, động kinh hay đang dùng thuốc methotrexat bắt buộc phải dùng thuốc bổ sung axit folic.

Dự phòng thiếu máu thiếu sắt và thiếu axit folic không khó ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản và phụ nữ có thai. Chỉ cần uống một viên thuốc chứa axit folic và sắt mỗi ngày là đủ nhu cầu cung cấp axit folic và sắt cho cơ thể.

Lưu ý khi dùng thuốc chứa acid folic và sắt:

- Không uống với nước trà (chè) mà nên uống với nước lã đun sôi để nguội (vì trà cản trở sự hấp thu sắt).

- Không uống chung với thuốc kháng axit trị viêm loét dạ dày - tá tràng (sắt không được hấp thu), không uống chung với tetracyclin (tetracyclin bị giảm hấp thu).

- Sau khi uống thuốc, phân đi tiêu có màu đen (do màu của sắt, đây là dấu hiệu không đáng ngại).

Do những hậu quả xấu của thiếu máu thiếu sắt và thiếu axit folic được kể ở trên, cần xem trọng việc phòng ngừa và điều trị sớm rối loạn này trong chương trình chăm sóc sức khỏe sinh sản ở người phụ nữ.

Theo Sức khỏe & đời sống, TTO
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video