Khi nào cần mổ cận thị, viễn thị, loạn thị?

Người bị cận thị, viễn thị, loạn thị thường đến cơ sở y tế để mổ lasik. Nhưng không phải ai muốn mổ cũng được và có những trường hợp sau mổ lại phải mang kính... Tại sao? BS Nguyễn Hữu Chức - phó khoa mắt BV Chợ Rẫy - cho biết:

Chuẩn bị trước mổ lasik cho bệnh nhân (Ảnh: K.S)

- Hiện nay phẫu thuật bằng laser excimer (phương pháp lasik) được coi là hiệu quả nhất. Tùy theo cận thị, viễn thị hay tật khúc xạ khác, người ta dùng năng lượng (tia) laser để làm thay đổi công suất quang học của giác mạc. Được chỉ định cho các trường hợp cận thị từ -1D đến - 20D, viễn thị từ +1 đến +10 D, loạn thị từ 1D đến 7 D, lão thị theo phương pháp PAC (Pseudo Accomodative Cornea). Bệnh nhân (BN) mổ cận thị phải trên 18 tuổi, có độ cận ổn dịnh.

Chống chỉ định trong các trường hợp: đang có các bệnh cấp hoặc mãn tính tại mắt như viêm kết mạc, viêm giác mạc, viêm màng bồ đào, glaucom, giác mạc hình nón; có các bệnh lý toàn thân ảnh hưởng đến phẫu thuật, đang có thai hoặc trong thời kỳ cho con bú vì trong giai đoạn này có thể sẽ ảnh hưởng làm thay đổi mức độ điều chỉnh sau mổ.

* Vì sao một số trường hợp sau mổ cận thị vẫn phải mang kính?

- Đó là do cận thị quá nặng, khả năng điều chỉnh bằng phẫu thuật không hết. Do chiều dày giác mạc không cho phép điều chỉnh hoàn toàn độ khúc xạ. Ở BN cận trên 7 diop có thể thay đổi độ cận suốt đời, nhưng sau mổ độ cận có thể vẫn cứ thay đổi. Trên BN có giác mạc hình chóp hoặc độ dày giác mạc không cho phép thì cũng không có chỉ định mổ. Vì vậy cần sự nghiêm túc, đúng đắn của thầy thuốc, phải khám thật chính xác trước mổ và tư vấn một cách đầy đủ, trách nhiệm cho người bệnh.

* Có BN bị lóa mắt sau mổ lasik nên gặp khó khăn khi đọc sách?

- Thời gian đầu sau mổ nếu bị lóa mắt, BN nên mang kính mát. Ban đêm cũng mang kính màu nhạt hơn. Hiện tượng lóa mắt này sau 3-6 tháng có thể mất đi hoặc BN đã thích nghi được. Tuy nhiên lóa mắt chỉ xảy ra đối với các máy phẫu thuật lasik thế hệ cũ.

Tại BV Chợ Rẫy vừa hình thành đơn vị phẫu thuật khúc xạ laser excimer, chính thức đi vào hoạt động giữa tháng 7-2006. Máy laser EC -5000 CXIII mới sản xuất năm 2005 với hệ thống phần mềm có nhiều ưu điểm xử lý trong lão thị, loạn thị và các tật khúc xạ kết hợp. Sau khi nạp các thông tin của BN vào máy, máy sẽ cho các thông số về chiều dày giác mạc, mức độ phẳng của giác mạc, tìm được các trục trên mắt loạn thị...

Từ đó máy lên chương trình phẫu thuật rất chính xác, khắc phục được những khiếm khuyết của các thế hệ máy trước, đặc biệt là giảm tối đa hiện tượng lóa mắt sau mổ.

Nhân đây tôi cũng xin có lời khuyên với các bạn trẻ hãy gìn giữ đôi mắt của mình. Hiện nay ở lứa tuổi học sinh cấp I, II bắt đầu mắc cận thị nhiều nhất, đặc biệt ở thành thị cao hơn ở nông thôn. Tốt nhất là nên phòng ngừa bằng cách: phòng học phải đủ ánh sáng, ghế và bàn cân đối với chiều cao của học sinh. Khi đọc sách không nên để quá gần mắt (dưới 35cm), tư thế khi đọc sách phải đúng (không nên nằm). Không ngồi trước màn hình vi tính hoặc tivi quá lâu (trên một giờ)...

KIM SƠN thực hiện

Theo Tuổi trẻ
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video