Khí nhà kính tích tụ trong bầu khí quyển cao kỷ lục

Trong năm 2023, nồng độ CO2 trung bình ở mức 420 phần triệu (ppm), tương đương tăng 151% so với thời kỳ tiền công nghiệp.

Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) ngày 28-10 cho biết nồng độ khí nhà kính trong khí quyển đạt mức cao kỷ lục mới trong năm 2023, khiến mục tiêu kiềm chế mức tăng nhiệt độ toàn cầu ở ngưỡng dưới 1,5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp sẽ khó có thể đạt được trong vài năm tới nếu không có hành động khẩn cấp.

Trong báo cáo thường niên về phát thải khí nhà kính, WMO nêu rõ nồng độ của ba loại khí nhà kính gồm carbon dioxide (CO2), methane (CH4) và nitrous oxide (N2O) tiếp tục tích tụ ở mức cao mới trong năm 2023.


Việc đốt nhiên liệu hóa thạch khiến ô nhiễm khí nhà kính gia tăng - (Ảnh: AFP).

Trong đó, riêng khí CO2 tích tụ trong khí quyển nhanh hơn bao giờ hết, tăng hơn 10% trong vòng 2 thập kỷ qua. Trong năm 2023, nồng độ CO2 trung bình ở mức 420 phần triệu (ppm), tương đương tăng 151% so với thời kỳ tiền công nghiệp (trước năm 1750).

Trong khi đó nồng độ của CH4 ở mức 1.934 phần tỉ, tăng 265% so với thời kỳ tiền công nghiệp. Con số này đối với N2O là 336 phần tỉ, tức tăng 125% so với thời kỳ tiền công nghiệp.

Báo cáo được công bố trước thềm Hội nghị lần thứ 29 các bên tham gia Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu (COP29) vào tháng 11 tới tại thủ đô Baku của Azerbaijan.

Phó tổng thư ký WMO Ko Barret cảnh báo thế giới đang phải đối mặt với "vòng luẩn quẩn" khi chính biến đổi khí hậu có thể sớm khiến các hệ sinh thái trở thành nguồn phát thải khí nhà kính ở mức độ lớn hơn trước đây.

Cháy rừng có thể thải ra nhiều khí CO2 hơn vào khí quyển, trong khi đại dương ấm hơn có thể hấp thụ ít CO2 hơn. Do đó, ngày càng nhiều CO2 có thể tích tụ trong khí quyển hơn trước kia, qua đó đẩy nhanh quá trình nóng lên toàn cầu.

Trong khi đó, các cam kết quốc gia về cắt giảm khí thải nhà kính vẫn chưa đủ mạnh để đạt được mục tiêu hạn chế tình trạng nóng lên toàn cầu hiện nay.

Cập nhật: 29/10/2024 Tuổi Trẻ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video