Khí quyển trên hành tinh gần Trái Đất có thể nuôi dưỡng sự sống

Các nhà khoa học phát hiện hành tinh GJ 1132b có kích thước giống Trái Đất được bao phủ bởi bầu khí quyển dày.


Hành tinh GJ 1132b được bao phủ bởi bầu khí quyển dày. (Ảnh minh họa: Dana Berry).

Nhóm nghiên cứu thuộc trường Đại học Keele, Anh phát hiện hành tinh GJ 1132b được bao phủ bởi bầu khí quyển dày, có thể nuôi dưỡng sự sống, Yahoo hôm 24/1 đưa tin.

GJ 1132b có khối lượng như Trái Đất, quay quanh một ngôi sao lùn đỏ loại M chỉ cách hành tinh của chúng ta 39 năm ánh sáng.

Các nhà khoa học đã quan sát khi GJ 1132b đi qua bề mặt ngôi sao của nó. Họ phát hiện hành tinh này có bầu khí quyển bởi nó hấp thụ một lượng ánh sáng nhỏ. Ngoài ra, bầu khí quyển có thể chứa nước, yếu tố cơ bản của sự sống.

"Đây là một bước tiến trong việc nghiên cứu khả năng nuôi dưỡng sự sống của hành tinh", John Southworth, làm việc tại Đại học Keele, cho biết.

Theo Scientific American, phát hiện này sẽ mở ra một "kỷ nguyên mới" trong quá trình tìm kiếm hành tinh có thể sống được.

"Việc phát hiện bầu khí quyển trên hành tinh đem lại hy vọng cho chúng ta", Julien de Wit, nhà thiên văn học làm việc tại Viện Công nghệ Massachusetts, Mỹ, nói.

Cập nhật: 28/01/2017 Theo VnExpress.net
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video