Khoảng 50 năm trước, rất có thể NASA đã "lỡ tay" đốt cháy mất bằng chứng về sự sống trên Sao Hỏa

Những phát hiện mới đây của NASA cho thấy phi thuyền được phóng lên sao Hỏa từ khoảng 50 năm trước đã tìm thấy vật chất hữu cơ trên hành tinh này. Tuy nhiên, chỉ vì một sự cố tai hại, những thông tin này phải đợi đến thế kỷ sau mới có thể được công bố.

Từ khi robot thăm dò Curiosity bắt đầu thám hiểm sao Hỏa, chúng ta đã biết được rằng hành tinh này chứa rất nhiều các phân tử hữu cơ phức tạp. Vài năm trở lại đây, những phân do chính Curiosity đã giúp chúng ta xác nhận điều này.

Điều đặc biệt về sự tồn tại của các hợp chất gốc carbon này là việc chúng được coi như yếu tố tiên quyết cho sự sống — một dấu hiệu đầy hứa hẹn cho các nhà khoa học.


Một bức hình được chụp bởi xe thám hiểm sao Hỏa – Curiosity của NASA trong cơn bão bụi trên sao Hỏa.

Nhưng Curiosity, được đặt lên sao Hỏa vào năm 2013, thực sự không phải là thiết bị đầu tiên khám phá ra chất hữu cơ trên sao Hỏa.

Trong những năm 70 của thế kỷ trước, NASA khởi động sứ mệnh thám hiểm Sao Hỏa có tên Viking nhưng không tìm thấy bất cứ thứ gì chứng tỏ sự tồn tại của các chất hữu cơ. Tuy nhiên, theo như báo cáo của New Scientist, NASA có thể vô tình đã đốt các dấu vết của các phân tử hữu cơ từ Sao Hỏa.

Nhà khoa học hành tinh Christopher McKay và các cộng sự tin họ biết cách làm sáng tỏ hoàn toàn vấn đề: theo như các nghiên cứu, trên thực tế, có ít nhất một đơn vị tàu Viking đã phát hiện ra vật liệu hữu cơ – nhưng cỗ máy điều khiển từ xa này đã vô tình đốt cháy vật chất tìm được trong quá trình phân tích dữ liệu.

NASA vô tình đốt cháy vật chất hữu cơ từ sao hỏa

Giả thuyết này có thể được lý giải dựa vào những vật chát các nhà khoa học tìm thấy cách đây 10 năm trên Sao Hỏa: Vào năm 2008, phi thuyền Phoenix của NASA đã tìm thấy một hợp chất muối độc hại xuất hiện trên Sao Hỏa, có tên là perchlorate. Trên Trái Đất, vì hợp chất này rất dễ cháy nên thường được sử dụng để chế tạo pháo hoa. Ngược lại, trên Sao Hỏa, nhiệt độ rất thấp nên chúng gần như rất khó có cơ hội để bốc cháy.

Tuy nhiên, phi thuyền Viking đã làm nóng các mẫu đất từ Sao Hỏa tới 500 độ. Với percholorate lẫn trong mẫu thí nghiệm, các phân tử hữu cơ nhạy cảm có thể đã bị phá hủy ngay ki nhiệt độ tăng cao.

Nhìn vào những dữ liệu mới đây từ Curiosity, McKay và các đồng sự của ông tin rằng giả thuyết nhiều khả năng đúng. Năm 2013, Curiosity không chỉ tìm thấy các vật chất hữu cơ mà còn cả phân tử chlorobenzene, được tạo ra khi carbon phản ứng với perchlorate.

Cập nhật: 17/03/2019
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video