Khối u ung thư trong xác ướp Ai Cập 2.000 năm

Công nghệ chụp cắt lớp hiện đại cho phép các bác sĩ phát hiện khối u ác tính ở chân xác ướp Ai Cập 2.000 năm tuổi.

Các bác sĩ tiến hành chụp cắt lớp vi tính đầy đủ trên xác ướp 2.000 năm tuổi tìm thấy trong một ngôi mộ Ai Cập của người đàn ông có biệt danh "Hen" tại bệnh viện Crouse ở Syracuse, New York, Mỹ, Newsweek hôm 13/12 đưa tin.


Quét xác ướp Ai Cập 2.000 năm tuổi. (Video: YouTube).

"Người đàn ông có một khối u ở xương mác, một trong hai xương cẳng chân. Nó có tất cả đặc trưng của một khối u ác tính hiếm gặp. Đây là một trường hợp ít thấy rất đáng quan tâm", bác sĩ Mark Levinsohn ở Đại học Crouse, cho biết.

Dù nhóm bác sĩ không thể chắc chắn người đàn ông chết do ung thư, xác ướp vẫn giúp các nhà nghiên cứu hiểu rõ hơn về căn bệnh vẫn ảnh hưởng tới con người ngày nay.

Đây không phải lần đầu tiên xác ướp Hen được chụp cắt lớp. Theo bác sĩ Levinsohn, ông quét xác ướp này lần đầu tiên vào năm 2006 trong nỗ lực chẩn đoán bệnh nhưng không thành công.

"Trong 10 năm qua, thiết bị đã được nâng cấp. Hồi đó chỉ có một chiếc máy quét 16 đầu dò, nay chúng tôi sử dụng máy quét 320 đầu dò và có thể thu thập thêm nhiều thông tin chi tiết khi quét xác ướp", bác sĩ Levinsohn nói.


Đưa xác ướp vào chụp cắt lớp vi tính.

Nhóm nghiên cứu sẽ tiếp tục các kiểm tra trên xác ướp trong 2 - 3 tháng nữa với hy vọng có thêm phát hiện về nguyên nhân tử vong của người đàn ông này.

Cập nhật: 15/12/2017 Theo VNE
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video