Không chỉ để làm thịt, loài lợn còn một mục đích cao cả hơn rất nhiều

Đây là câu chuyện về cấy ghép nội tạng dị chủng - thứ vốn gây tranh cãi trong rất nhiều năm. Với thành tựu mới đây, lý thuyết này sẽ thành sự thật.

Dành cho những người chưa biết, bộ gene của loài lợn giống chúng ta đến 97%. Chính vì thế trong nhiều năm, khoa học đã ấp ủ dự định sử dụng các cơ quan nội tạng của lợn làm phương án thay thế dự phòng cho con người - hay còn gọi là phương pháp "cấy ghép dị chủng".

Tuy nhiên, phương án này có khá nhiều vấn đề, trong đó nổi bật là việc một số virus đặc trưng của lợn như PERV (Porcine Endogenous Retrovirus) có thể vượt qua vấn đề chủng loài mà lan sang con người.


Cấy ghép dị chủng sẽ sớm trở thành hiện thực.

Nhưng mới đây, một công ty nghiên cứu khoa học tại Mỹ - eGenesis - đã công bố một thành tựu mang tính bước ngoặt. Họ đã tạo ra những con lợn hoàn toàn không có khả năng nhiễm virus, qua đó đưa phương pháp "cấy ghép dị chủng" đến gần hơn.

Cụ thể, công ty đã sử dụng phương pháp chỉnh sửa gene chính xác nhất hiện nay - CRISPR - để "tắt" 62 mẫu gene nguy hiểm của lợn, qua đó giảm nguy cơ nhiễm virus xuống mức tối đa. Họ đã công bố được những con lợn không thể bị nhiễm PERV, trong đó cá thể lớn nhất đã 4 tháng tuổi.

Theo đánh giá, những con lợn này có thể là câu trả lời cho một trong những vấn đề gây tranh cãi nhất mọi thời đại: cấy ghép nội tạng. Hiện tại, y học đủ khả năng để cấy ghép nội tạng người sang người. Nhưng thực tế cho thấy, có được gan hoặc thận hiến tặng là thách thức và mạo hiểm với cả người hiến lẫn bệnh nhân.

Với người bệnh, chờ đợi nội tạng hiến tặng cần một khoảng thời gian rất dài. Trong khi đó, bản thân người hiến cũng phải mạo hiểm, vì khả năng biến chứng gây chết người là rất cao. Kết quả, nhiều trường hợp qua đời vì thứ họ cần đã không đến đúng thời điểm.


Linh trưởng và lợn là 2 đối tượng được áp dụng, vì chúng có bộ gene tương đồng với chúng ta.

Lý thuyết cấy ghép dị chủng được đưa ra, nhằm tạo ra một nguồn nội tạng tươi mới, phù hợp và kịp thời cho con người. Trong đó, linh trưởng và lợn là 2 đối tượng được áp dụng, vì chúng có bộ gene tương đồng với chúng ta. Vấn đề chỉ là câu chuyện lây nhiễm vượt chủng - do những virus vốn chỉ tồn tại trong động vật có nguy cơ vượt khỏi giới hạn, lây sang cơ thể người.

Và nay, với thành tựu của eGenesis, mọi chuyện đã được giải quyết. 15 cá thể lợn được công bố không hề có dấu hiệu của virus PERV trong tế bào.

"Đây là công bố đầu tiên về nghiên cứu này" - trích lời Luhan Yang, giám đốc nghiên cứu tại eGenesis.

"Nghiên cứu đã đánh dấu một bước tiến lớn về các vấn đề an toàn khi cấy ghép dị chủng. Chúng tôi sẽ tiếp tục "thiết kế" ra những con lợn phù hợp để có một nguồn cung nội tạng tốt cho con người".

Cũng theo Yang, chúng ta còn một chặng đường dài để biến việc ghép nội tạng động vật vào con người thành thật. Và với thành tựu mới, con đường ấy đã ngắn hơn rất nhiều.

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Science.

Cập nhật: 12/08/2017 Theo Trí Thức Trẻ
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video