Không chỉ người lớn, trẻ em cũng giảm thọ vì ô nhiễm không khí

Một công bố mới đây cho biết, ô nhiễm không khí có thể khiến tuổi thọ trung bình của trẻ em rút ngắn tới khoảng 20 tháng, nhất là trẻ sống tại các quốc gia Nam Á như Ấn Độ và Pakistan.

Theo báo cáo của chuyên trang State of Global Air (SOGA) 2019, tỷ lệ số người chết vì ô nhiễm không khí đang xếp hạng thứ 5 trong danh sách những nguyên nhân gây tử vong trên toàn cầu, xếp trên cả số ca chết vì rượu, suy dĩnh dưỡng và ma tuý.

Cụ thể, nằm ở ngưỡng nguy cơ đặc biệt là các nước thuộc châu Á và châu Phi, những nơi mà con người bị giảm tuổi thọ đáng kể do hội chứng tắc nghẽn phổi. Nguyên nhân chủ yếu là do hàm lượng bụi siêu mịn (P.M 2.5) trong không khí ở mức cao, đến từ thói quen thường xuyên sử dụng than đá và than củi cho việc nấu nướng trong nhà.


Biểu đồ thống kê các nguyên nhân gây giảm tuổi thọ theo mức độ. (Nguồn: SOGA).

P.M 2.5 là những hạt bụi nguy hiểm gây ra ô nhiễm không khí nghiêm trọng với đường kính nhỏ hơn 2.5 micrometer.

“Sự gia tăng gánh nặng bệnh tật do tình trạng ô nhiễm không khí là một trong những thách thức lớn nhất mà chính phủ các quốc gia cùng các tổ chức y tế cộng đồng phải đối mặt, với những tác động sâu rộng tới các vấn đề an ninh kinh tế và an sinh xã hội của người”, báo cáo cho biết.

Vấn nạn này biểu hiện rõ nét tại các quốc gia như Ấn Độ, Pakistan và Bangladesh, những nơi mà trong năm vừa rồi đã phải chứng kiến tình trạng một số thành phố bị bao bọc suốt nhiều ngày bởi những đám mây khí độc khổng lồ.

Báo cáo của SOGA mô tả tình trạng ô nhiễm không khí ở Nam Á hiện nay trung bình có thể khiến cho một cùng đứa trẻ sinh ra tại đây có tuổi đời ngắn hơn 30 tháng so với khi chúng được sinh ra ở các nơi khác. Xét ở cấp độ toàn cầu, con số này là 20 tháng.

“Nguồn thải chính thải ra bụi siêu mịn bao gồm việc nhóm đốt các nhiên liệu hoá thạch rắn trong nhà; khói bụi từ hoạt động xây dựng, từ đường giao thông cùng các hoạt động khác; từ việc đốt than đá trong các nhà máy công nghiệp và năng lượng; từ ngành sản xuất gạch; ngành giao thông; và từ các phương tiện sử dụng động cơ diesel”, báo cáo chia sẻ.


Biểu đồ về số năm giảm tuổi thọ do ô nhiễm không khí tính theo quốc gia. (Nguồn: SOGA).

Câu chuyện về sự thành công của Trung Quốc?

Để ước tính tuổi thọ trung bình, các nhà nghiên cứu đã tính toán sự khác biệt giữa tuổi thọ và khả năng thoát chết trung bình của con người trước những chứng bệnh khác nhau theo những đột tuổi nhất định.

Báo cáo cho biết, các quốc gia châu Phi như Niger, Cameroon và Nigeria cũng bị đe doạ bởi ô nhiễm khí độc, gây giảm tuổi thọ trung bình của con người tới gần hai năm.

Frank Kelly, giáo sư về Sức khoẻ Môi trường tại đại học King ở London cho biết, mãi cho đến gần đây chúng ta mới có được một ít dữ liệu về tình trạng ô nhiễm không khí nơi vùng hạ Sahara ở châu Phi.

Báo cáo này đã “tổng kết những thông tin mới nhất về chiều hướng chất lượng không khí và những cách thức tác động đến sức khoẻ con người tại nhiều quốc gia trên khắp thế giới”, Frank Kelly cho biết.

Báo cáo cũng dẫn một trong những câu chuyện thành công trong năm vừa qua là tại Trung Quốc, nơi mặc dù vẫn hiện diện vấn đề ô nhiễm không khí nghiêm trọng, nhưng tại đây đã chứng kiến sự giảm thiểu đáng kể hàm lượng bụi siêu mịn P.M 2.5 nhờ những biện pháp kiểm soát thắt chặt mới của chính quyền.

Khảo sát tại 74 thành phố ở Trung Quốc chỉ ra rằng, có sự cắt giảm gần một phần ba tổng số hạt nguy hiểm. Theo SOGA, mặc dù có những bước tiến nhanh chóng, nhưng vẫn còn rất nhiều việc phải làm đối với quốc gia này, khi mà tình trạng ô nhiễm khiến cho chỉ số không khí ở Trung Quốc vẫn ở mức thấp hơn rất nhiều so với tiêu chuẩn về chất lượng không khí của tổ chức Y tế Thế giới.

Kelly cho biết, báo cáo đã xác định Trung Quốc và Ấn Độ chiếm hơn 50% trong số 5 triệu ca tử vong do ô nhiễm không khí trên toàn cầu.

Cập nhật: 16/04/2019 Theo khampha
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video