Không tiêm vắc xin đúng lịch, trẻ dễ mắc bệnh nguy hiểm

Từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận một số ca mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như ho gà, sởi, rubella... Phần lớn trẻ mắc bệnh chưa được tiêm vắc xin hoặc tiêm chưa đầy đủ.

>>> Lịch tiêm chủng quốc gia mà các bậc cha mẹ PHẢI biết

Chăm cô con gái 2 tuổi đang nằm điều trị tại khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Nhi Trung ương, Hà Nội, chị Phạm Thị Quế 35 tuổi (Uông Bí, Quảng Ninh) không khỏi bất ngờ khi biết con mình bị bệnh ho gà. Mới đầu thấy cháu có biểu hiện ho nhẹ, sau đó ngày càng tăng, chị đưa con đi khám ở gần nhà thì được chẩn đoán bị viêm phế quản. Điều trị đến 10 ngày không đỡ, chị cho con vào Bệnh viện Sản-Nhi Quảng Ninh. 3 ngày sau bệnh vẫn không thuyên giảm, các bác sĩ nghi ngờ trẻ bị ho gà.

Hoang mang, vợ chồng chị vội vàng xin cho con chuyển lên Bệnh viện Nhi Trung ương. Tại đây, các bác sĩ chẩn đoán trẻ mắc ho gà. Theo lời chị Quế, dù đã 2 tuổi nhưng bé nhà chị mới chỉ tiêm được một mũi vắc xin 5 trong 1 phòng bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, Hib và viêm gan siêu vi. Sau đó vì lý do hay ốm nên trẻ chưa đươc tiêm thêm mũi nào nữa.


Trẻ mắc ho gà đang nằm điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương. (Ảnh:N.Phương)

Nằm kế bên giường con chị Quế, bé nhà chị Vũ Thị Thúy, 24 tuổi, ở Quảng Ninh mới 2 tháng tuổi cũng đã mắc ho gà. Trước đó chỉ thấy con ho bình thường nên chị đưa vào bệnh viện gần nhà khám và được chẩn đoán bị viêm thanh quản. Sau đó trẻ ho nặng hơn, bác sĩ nghi ngờ bị ho gà nên gia đình chị vội vàng đưa con lên thẳng Bệnh viện Nhi Trung ương.

Kết quả giám sát của Văn phòng tiêm chủng mở rộng khu vực miền Bắc cho thấy, hơn một tháng qua, Bệnh viện Nhi Trung ương tiếp nhận và điều trị 48 bệnh nhi ho gà, tăng 26 ca so với cùng kỳ năm ngoái. Theo tiến sỹ Phạm Quang Thái, Văn phòng tiêm chủng mở rộng khu vực miền Bắc, bệnh ho gà có xu hướng tăng nhẹ. Hiện người dân hay tìm đến các loại vắc xin dịch vụ, vô hình chung kéo dài thời gian trẻ không được bảo vệ. Chính những trẻ không được bảo vệ này vô tình trở thành cầu nối mang bệnh đến cho những trẻ bé hơn. Điều này lý giải vì sao có những trẻ 2 tháng tuổi trở xuống đã bị nhiễm.

Bên cạnh đó Bệnh viện Nhi Trung ương cũng ghi nhận 91 bệnh nhân sởi, tăng 51 ca so với cùng kỳ năm ngoái. Theo tiến sĩ Thái, khoảng 61% số trẻ mắc sởi và hầu hết số trẻ mắc ho gà chưa đến tuổi tiêm chủng hoặc chưa được tiêm vì đang đợi tiêm vắc xin dịch vụ 5 trong 1 hoặc 6 trong 1 có thành phần ho gà - các vắc xin này rất thiếu.

Theo Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận một số ca mắc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như ho gà, sởi, rubella... Đặc biệt có nhiều trẻ mắc bệnh sớm như bệnh ho gà ở trẻ 2-3 tháng tuổi, bệnh sởi khi trẻ 9-12 tháng tuổi. Đây là độ tuổi trẻ cần được đưa đi tiêm phòng theo lịch đầy đủ nhưng chưa được tiêm chủng.

Nguyên nhân một phần vì các bà mẹ không nắm được trẻ sau khi sinh cần được tiêm những vắc xin gì và lịch tiêm chủng như thế nào, đặc biệt là trẻ dưới một tuổi. Ngoài ra, một số lại có tâm lý chờ đợi tiêm vắc xin dịch vụ mà không đưa trẻ đi tiêm chủng theo lịch của chương trình tiêm chủng mở rộng. Nhiều bà mẹ lại do sợ phản ứng sau tiêm chủng, sợ con ốm.

Nước ta đang là mùa đông-xuân, điều kiện môi trường rất thuận lợi cho các vi khuẩn, virus phát triển và lây lan, càng làm tăng nguy cơ mắc bệnh của trẻ em nhất là các bệnh cúm, sởi, rubella, ho gà, tiêu chảy... Để phòng bệnh hiệu quả, các bà mẹ khi sinh con cần phải biết các bệnh được dự phòng hiệu quả bằng vắc xin, cũng như lịch tiêm chủng đầy đủ cho trẻ, đặc biệt đối với trẻ dưới một tuổi.

Lịch tiêm chủng của trẻ:

Theo Vnexpress
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video