Khủng long có thể tuyệt chủng do ấp trứng quá lâu

do khiến khủng long không thể sống sót sau sự kiện tuyệt chủng hàng loạt vào cuối kỷ Phấn Trắng có thể là do thời gian ấp trứng của chúng quá dài.

Trong thời gian dài, các nhà khoa học từng nghĩ rằng khủng long tuyệt chủng vì một tiểu hành tinh khổng lồ lao vào Trái đất cách đây 66 triệu năm. Nhưng theo nghiên cứu mới công bố trên Kỷ yếu của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Mỹ (PNAS) tháng 12/2016, thời gian ấp trứng quá lâu của khủng long cũng đóng vai trò quan trọng khiến chúng bị tuyệt chủng.

Nhóm nghiên cứu tại Đại học Florida, Mỹ, kiểm tra hóa thạch hiếm của một số phôi thai khủng long. Họ phát hiện thời gian ấp trứng của khủng long không phải chim (non-avian dinosaur) dài hơn so với giới khoa học nhận định trước đây. Điều này cho thấy khủng long tiến hóa chậm hơn nhiều loài động vật khác.


Thời gian ấp trứng từ 3 đến 6 tháng có thể khiến trứng khủng long dễ bị động vật ăn thịt, lũ lụt, hạn hán hủy hoại. (Ảnh minh họa: Natural World News).

"Những phát hiện của chúng tôi có ý nghĩa rất lớn đối với sự hiểu biết về lý do khiến khủng long bị tuyệt chủng vào cuối kỷ Phấn Trắng. Trong khi đó động vật lưỡng cư, chim, động vật có vú, và các loài bò sát khác vẫn tồn tại và phát triển", Science Alert dẫn lời Gregory Erickson, tác giả của nghiên cứu, cho biết.

Kích thước trứng khủng long có thể khá lớn, ngang bằng với một quả bóng chuyền và nặng kg. Các nhà khoa học trước đây cho rằng, thời gian ấp trứng của khủng long giống với tổ tiên của loài chim, với thời gian trứng nở từ 11 đến 85 ngày.

Để kiểm tra nhận định trên, Erickson và cộng sự phân tích hóa thạch phôi thai của hai loài khủng long khác nhau bao gồm Protoceratops, loài khủng long có kích thước nhỏ bằng một con cừu, và Hypacrosaurus, loài khủng long mỏ vịt khổng lồ. Họ quét phần hàm của phôi thai khủng long bằng máy chụp cắt lớp vi tính CT, đồng thời quan sát những chiếc răng đang hình thành dưới kính hiển vi có độ phân giải cao để xác định đường Von Ebner trên răng.

"Đường Von Ebner hình thành khi răng của động vật phát triển. Chúng giống như vân gỗ có thể dùng để tính tuổi của phôi thai khủng long", Erickson nói.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, phôi thai khủng long Protoceratops gần 3 tháng tuổi và Hypacrosaurus gần 6 tháng tuổi.

Khi điều kiện môi trường trở nên khắc nghiệt sau vụ va chạm thiên thạch Chicxulub tại Yucatan, Mexico 66 triệu năm trước, các loài động vật cạnh tranh nhau nhiều hơn do nguồn tài nguyên trong môi trường sống trở nên khan hiếm. Thời gian ấp quá lâu từ 3 đến 6 tháng khiến trứng khủng long nhiều khả năng bị hủy hoại bởi động vật ăn thịt, hạn hán và lũ lụt. Điều này làm cho khủng long khó có thể tiếp tục duy trì số lượng cá thể và dần dần bị tuyệt chủng.

Cập nhật: 09/01/2017 Theo VnExpress
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video