Khủng long từng nhai cỏ?

Những đống phân hoá thạch của khủng long ở Ấn Độ đã cho thấy những con khủng long khổng lồ titanosaur từng ăn cỏ.

Rất ít nhà khoa học cho rằng khủng long nhai cỏ, bởi không có bằng chứng nào cho thấy cỏ tồn tại từ thời đó. Họ tin rằng những chiếc răng mài ở một số hoá thạch khủng long được dùng để nhai các loài thực vật khác, như cây cối, giống hải ly ngày nay.

Vì thế khi Caroline Stromberg tại Bảo tàng lịch sử tự nhiên Thuỵ Điển nhận được bức ảnh phân khủng long hoá thạch từ Vandana Prasad thuộc Viện cổ thực vật học ở Lucknow, Ấn Độ, cô khó mà nghĩ tới sẽ tìm thấy các mẩu cỏ trong đó.

"Tôi vô cùng ngạc nhiên khi phát hiện ra cỏ và càng ngạc nhiên hơn khi thấy rằng chúng rất đa dạng", Stromberg nói.

Nhóm của Prasad đã phân tích phân hoá thạch 65 triệu năm tuổi của một loài khủng long ăn thực vật khổng lồ. Họ tìm thấy những loài thực vật như cây mè, cây thông và một số cây khác từng mọc vào kỷ Phấn trắng.

Họ gửi một vài bức ảnh và mẫu vật cho Stromberg và cô này đã nhận ra những cấu trúc silic dioxyde nhỏ xấu gọi là phytolith. "Không thể tranh cãi gì nữa, đó chính là dấu tích của cỏ", Dolores Piperno, nhà cổ thực vật học tại Viện Smithsonian, Washington, Mỹ, nhận định. "Không chỉ thế, chúng đến từ các loài cỏ khác nhau. Đây chính là bằng chứng rõ rệt đầu tiên cho thấy cỏ bắt nguồn từ kỷ Phấn trắng muộn và đã rất đa dạng".

Stromberg cho biết phytolith của cỏ giống như ở một số cây lúa ngày nay. Kết quả cũng cho thấy một số loài động vật có vú cổ đại cũng từng nhai cỏ.

M.T. (theo Reuters)

Theo VnExpress
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video