Kiểm soát “dịch sốt thung lũng Rift” thế nào?

Ngày 1-2, Sở Y tế TP.HCM có văn bản gửi các đơn vị trực thuộc đề nghị tăng cường giám sát chặt chẽ khách nhập cảnh, đặc biệt khách đến từ châu Phi ngay tại cửa khẩu, để ngăn chặn virus RVF xâm nhập vào VN. Bác sĩ Phan Văn Nghiệm - trưởng phòng nghiệp vụ y Sở Y tế TP.HCM - cho biết thêm:

- Qua khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới, dịch sốt thung lũng Rift do virus Rift valley fever (RVF) gây ra là một loại dịch bệnh nguy hiểm xuất phát từ châu Phi, có tỉ lệ tử vong rất cao. Hiện nay tại Kenya, châu Phi đã có 220 người mắc bệnh này, trong đó có 82 người tử vong.

* Cụ thể việc giám sát sẽ được thực hiện thế nào, thưa ông?

- Việc giám sát được thực hiện ở sân bay và các bến cảng thuộc địa phận TP.HCM và các tàu ở phao số 0 Vũng Tàu. Cụ thể, Sở Y tế giao cho Trung tâm Kiểm dịch y tế quốc tế tiến hành đo thân nhiệt khách đến từ các vùng dịch nói trên tại cửa khẩu sân bay Tân Sơn Nhất.

Nếu phát hiện khách nhập cảnh có dấu hiệu nghi ngờ thì phải chuyển ngay đến Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP để được hỗ trợ. Đồng thời, giám sát các khách nước ngoài cập cảng từ vùng có ổ dịch tại các bến cảng nói trên. Ngoài ra, ngành y tế còn phối hợp với các lực lượng hàng không, công an, hải quan, y tế hàng không để kịp thời giải quyết nhanh các trường hợp nghi ngờ.

* Nếu khách đang trong giai đoạn ủ bệnh, không sốt thì làm sao phát hiện?

- Chúng tôi đã có kế hoạch phối hợp với Sở Du lịch TP và trung tâm y tế quận huyện, để ngành du lịch thông báo ngay cho ngành y tế biết khi khách có biểu hiện bệnh nhằm kịp thời chẩn đoán, điều trị... Chúng tôi cũng có chế độ báo cáo thông tin thường xuyên và đột xuất (trường hợp khẩn) khi có ca nghi ngờ bệnh thì phải báo cáo nhanh và tiến hành các biện pháp phòng chống dịch hiệu quả...

* Bệnh này nguy hiểm thế nào, thưa ông?

- Đây là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm lây truyền từ động vật sang người. Vật chủ trung gian truyền bệnh sang người là nhiều loại muỗi. Virus RVF gây bệnh trên động vật nuôi như trâu, bò, cừu, dê... và có thể tồn tại tự nhiên trong trứng muỗi một thời gian dài, điều kiện khô có thể tới vài năm. Khi thuận lợi, trứng nở và phát triển lây lan virus cho động vật và người.

Người có thể nhiễm virus RVF khi uống sữa tươi, ăn thịt chế biến chưa chín, tiếp xúc trực tiếp với gia súc bị bệnh. Khi bị nhiễm RVF từ 2-6 ngày, bệnh nhân (BN) xuất hiện triệu chứng như cúm: sốt, đau đầu, cơ, người. Có thể có những dấu hiệu của viêm não: cứng cổ, sợ ánh sáng, nôn ói (xảy ra sau từ 1-3 tuần có triệu chứng như cúm). Trường hợp nặng, BN có thể xuất huyết, viêm não, giảm thị lực, thậm chí nôn và tiêu ra máu, xuất huyết dưới da, chảy máu răng. Khi BN có xuất huyết, tỉ lệ tử vong có thể lên tới 50%.

* Đến nay tại TP.HCM đã phát hiện ca bệnh nào chưa, thưa ông?

- Tại VN cũng như tại TP.HCM cho đến nay chưa phát hiện trường hợp nào mắc bệnh này hoặc nghi ngờ mắc bệnh, vì lượng du khách đến từ vùng này rất ít.

Tuy nhiên, chúng tôi cũng cảnh báo tất cả virus hiện nay không có thuốc đặc hiệu điều trị, nhưng khi phát hiện bệnh sớm vẫn có những biện pháp can thiệp hiệu quả. Khi phát hiện ca bệnh sớm sẽ giúp việc khoanh vùng, dập dịch sớm hơn, an toàn cho cộng đồng cao hơn. Khi phát hiện có ca nghi ngờ bệnh, người dân có thể gọi báo theo số điện thọai đường dây nóng Sở Y tế TP.HCM: 9309981, 9330807 (trong giờ hành chính) và 9309431 (ngoài giờ). 

LÊ THANH HÀ thực hiện

Theo Tuổi trẻ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video