Cái nóng của các thành phố đang làm thay đổi cách phản ứng đối với nhiệt độ gay gắt của loài kiến sống ở thành thị, cung cấp cái nhìn khái quát về những tác động mà sự thay đổi khí hậu toàn cầu có thể gây ra, theo một nhóm nhà khoa học quốc tế.
Thành phố nóng hơn 10 đến 15oF so với vùng nông thôn, với những con đường rải nhựa và các đặc điểm khác đã hấp thu và giữ nhiều năng lượng hơn là các cảnh quan thiên nhiên. Các nhà nghiên cứu gọi đây là hiệu ứng “hòn đảo nhiệt” thành thị.
Các nhà nghiên cứu điều tra các đàn kiến ăn lá (có tên khoa học là Atta sexdens rubropilosa) bên trong và bên ngoài thành phố São Paulo, Brazil, thành phố lớn nhất của Nam Mỹ với dân số hơn 11 triệu người. Họ tập trung vào vấn đề kiến ở thành thị và nông thôn chịu đựng tốt như thế nào với cái nóng và lạnh cực độ trong các buồng thử nghiệm.
(Ảnh: Doctorbugs) |
“Chúng tôi không biết rằng liệu mô hình này có áp dụng hiệu quả cho các loài khác hay các thành phố khác hay không, nhưng mọi người ắt hẳn sẽ phải lưu ý đến nó,” nhà nghiên cứu Michael Angilletta của đại học quốc gia Indianna nói trong một cuộc phát biểu có chuẩn bị trước. “Cuối cùng thì nghiên cứu này cũng có thể giúp chúng ta hiểu cách mà các loài vật sẽ thích ứng như thế nào với những thay đổi của khí hậu toàn cầu".
“Chúng tôi sẽ xây dựng bản đồ nhiệt độ bằng cách sử dụng các hình ảnh vệ tinh ghi nhận được trong suốt vài năm”. Nhà nghiên cứu Qihao Weng tại Đại học Quốc gia Indiana nói. “Các bản đồ này cho phép chúng ta ước định các hệ quả sinh học tiềm tàng của sự nóng lên ở vùng đô thị và xác định được vị trí phù hợp cho các thử nghiệm trong tương lai”
Các nhà khoa học công bố phát hiện của họ trên tạp chí PLoS ONE ngày 28/02
Ngọc Thanh