Kim tiêm tự tiêu hủy

Để phòng tránh các bệnh truyền nhiễm lây lan qua sử dụng chung bơm kim tiêm, Marc Koska tạo ra xy lanh K1 tự động phân hủy, không thể tái sử dụng sau mỗi lần dùng.

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), mỗi năm có khoảng 1,3 triệu người chết vì các bệnh lây lan qua tái sử dụng bơm kim tiêm. Những người nghiện ngập dùng chung xi lanh để tiêm chích, nhưng không ít bác sĩ, y tá dùng lại bơm kim tiêm để tiêm cho nhiều người.

Nếu xy lanh không thể sử dụng lại sau mỗi lần dùng thì có thể ngăn ngừa nhiều ca tử vong oan uổng. Đó là ý tưởng để Marc Koska tạo ra xy lanh K1 tự động phân hủy.

Ống tiêm K1 có thêm một vòng nhỏ trong xy lanh. Pittông được thiết kế đặc biệt chỉ có thể được rút lên được một lần. Nếu tiếp tục kéo pittông về phía sau để hút thuốc, đầu cuối của pittông sẽ bị vỡ.


Bơm kim tiêm K1 tự phân hủy. (Nguồn: Gizmag)

Chỉ cần một điều chỉnh nhỏ trên khuôn xy lanh hiện tại là các dây chuyền sản xuất ống tiêm hiện nay có thể sản xuất loại ống tiêm tự phân hủy.

Ống tiêm K1 hiện đang được sử dụng ở nhiều nước phát triển và đang phát triển.

Marc Koska đã làm việc suốt 27 năm qua để ngăn chặn việc tái sử dụng ống tiêm. Anh thiết kế ống tiêm tự hủy K1, lập nên công ty Star Syringe để sản xuất ống tiêm và điều hành quỹ từ thiện SafePoint nhằm ngăn chặn việc tái sử dụng bơm kim tiêm khắp thế giới, đặc biệt ở các nước châu Phi nghèo.

Theo Đất Việt
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video