Kinh hoàng nghề mát xa rắn để vắt nọc độc chế huyết thanh

Các nhà khoa học tại Viện Butantan ở Sao Paulo thu hoạch chất độc từ hàng trăm con rắn được nuôi nhốt để sản xuất chất kháng nọc độc sẽ cứu sống những người bị rắn độc cắn.


Nọc độc được chiết xuất từ mỗi con rắn mỗi tháng một lần trong quy trình phức tạp và nguy hiểm. Nắm chặt con rắn chết người đằng sau hàm của nó, Fabiola de Souza mát-xa tuyến nọc độc để vắt kiệt những giọt chất lỏng sẽ cứu sống mạng người khắp Brazil, nơi hàng nghìn người bị cắn mỗi năm.


De Souza và các đồng nghiệp của cô tại Viện Butantan ở Sao Paulo thu hoạch chất độc từ hàng trăm con rắn được nuôi nhốt để sản xuất chất kháng nọc độc. Nó được phân phối bởi bộ y tế cho các cơ sở y tế trên cả nước. Hàng chục loài rắn độc, bao gồm cả loài rắn lục, phát triển mạnh ở vùng khí hậu nóng ẩm của Brazil.


Theo số liệu chính thức, gần 29.000 người bị rắn cắn vào năm 2018 và hơn 100 người chết. Các bang có tỷ lệ rắn cắn cao nhất là ở lưu vực sông Amazon rộng lớn và hẻo lánh, nơi có thể mất hàng giờ để đến được bệnh viện có chất kháng nọc độc. Brazil cũng quyên góp một lượng nhỏ chất kháng nọc độc cho một số quốc gia ở Mỹ Latinh. Họ đang có kế hoạch bán huyết thanh cứu sinh ở nước ngoài để giúp giảm bớt tình trạng thiếu hụt toàn cầu, đặc biệt ở châu Phi.


Sử dụng một cây gậy có móc, de Souza cẩn thận nhấc một trong những sinh vật bò sát ra khỏi hộp nhựa của nó và điều khiển nó vào một cái trống chứa carbon dioxide. Trong vòng vài phút, con rắn ngủ thiếp đi. "Nó làm cho con vật bớt căng thẳng", de Souza giải thích. Con rắn sau đó được đặt trên băng ghế dài bằng thép không gỉ trong phòng nơi nhiệt độ dao động khoảng 27 độ C.


De Souza có vài phút để rút nọc độc một cách an toàn trước khi con rắn bắt đầu cựa quậy. Những con rắn được cho ăn chuột được nuôi tại viện nghiên cứu. Sau khi ép nọc, de Souza ghi lại trọng lượng và chiều dài của con rắn trước khi đặt nó trở lại vào thùng chứa. Chất kháng nọc độc được tạo ra bằng cách tiêm một lượng nhỏ chất độc vào ngựa được Butantan giữ trong trang trại để kích hoạt phản ứng miễn dịch tạo ra kháng thể chống độc tố tấn công.


Nọc sau đó được chiết xuất từ con vật và các kháng thể được thu hoạch để tạo ra loại huyết thanh sẽ được dùng cho những nạn nhân bị rắn cắn. Người quản lý dự án Butantan, Fan Hui Wen, người Brazil, cho biết viện đang tạo ra tất cả chất kháng nọc độc của đất nước - khoảng 250.000 lọ 10-15 ml mỗi năm. Khoảng 5,4 triệu người ước tính bị rắn cắn mỗi năm, theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).


81.000 đến 138.000 người chết do rắn cắn trong khi nhiều người khác bị cắt chi và các khuyết tật vĩnh viễn khác do độc tố. Để giảm số người chết và bị thương, WHO đã tiết lộ kế hoạch vào đầu năm nay bao gồm việc thúc đẩy sản xuất các loại chất kháng nọc độc chất lượng. Brazil là một phần của chiến lược đó và có thể bắt đầu xuất khẩu chất kháng nọc độc sớm nhất vào năm tới, bà Wen nói.

Cập nhật: 11/05/2021 Theo kienthuc/zing
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video