Giới chuyên môn cho rằng những tiến bộ đáng kể của Việt Nam trong việc kiểm soát dịch cúm gà có thể là kinh nghiệm quý cho điểm dịch mới như Thổ Nhĩ Kỳ.
"Không phải nói để tự mãn, song dường như Việt Nam đang làm rất, rất tốt", Hans Troedsson, đại diện của Tổ chức Y tế
Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tiêu huỷ nhiều gia cầm trong thời gian tới |
Việt Nam vẫn là quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất, với 42 ca tử vong trong số 76 nạn nhân trên toàn thế giới kể từ cuối năm 2003. Tuy nhiên, kể từ cuối tháng 7 năm ngoái tới nay, Việt Nam chỉ có thêm 1 ca tử vong và chưa có vụ dịch nào mới trong vòng 3 tuần qua.
Trong khi đó, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đang cố gắng trấn an nỗi lo lắng khi mà dịch bệnh đang lan rộng ở Thổ Nhĩ Kỳ. Kết quả xét nghiệm mới đây cho thấy đã có thêm 15 người ở Thổ Nhĩ Kỳ nhiễm virus H5N1 - số bệnh nhân cao nhất trong một đợt dịch trong vòng một tuần từ trước tới nay. 3 trẻ nhỏ đã tử vong. Tất cả đều nhiễm bệnh do chạm vào hoặc chơi với gia cầm bệnh.
"Tình trạng tồi tệ nhất chính là không khí hoảng loạn. Không có lý do gì để hoảng sợ", tiến sĩ Marc Danzon, Giám đốc khu vực châu Âu của WHO, lên tiếng. Tình hình khó khăn hiện nay từng bước được kiểm soát. Quan trọng là vẫn chưa có dấu hiệu chứng tỏ H5N1 đã có khả năng lây từ người sang người, song "cần ngăn chặn triệt để sự tiếp xúc giữa gia cầm bệnh và chết với con người, đặc biệt là trẻ nhỏ", ông Danzon nói.
Trong khi đó, Cơ quan Nông lương Thế giới (FAO) cảnh báo: "Virus sẽ tràn qua biên giới bất chấp các biện pháp kiểm soát". Italy có thể sẽ ra lệnh cấm đi tới Thổ Nhĩ Kỳ, còn Hy Lạp tăng cường kiểm soát biên giới. Bulgaria cũng bắt đầu tuyên truyền cách xử lý một vụ dịch.
Trong khi đó, Trung Quốc vừa có thêm 2 bệnh nhân cúm gà tử vong, nâng tổng số người chết ở đây lên 5 và thế giới là 78.
Mỹ Linh (theo AP, Reuters)