Kính thiên văn "khủng" nhất bắt đầu hoạt động

ALMA (tên viết tắt Atacama Large Millimeter Array), chiếc kính thiên văn lớn nhất thế giới lắp đặt tại Đài quan sát giữa sa mạc Atacama, trên độ cao 2.900 met, phía bắc Chilê bắt đầu đi vào hoạt động.


Kính thiên văn ALMA.
(Ảnh: Ruvr).

Chiếc kính thiên văn này đánh dấu một cột mốc trong dự án hợp tác quốc tế (gồm châu Âu, Bắc Mỹ và Nhật Bản) về việc thành lập một trong những đài quan sát hiện đại nhất thế giới, bắt đầu khởi công xây dựng từ năm 2003.

Với 66 chiếc ăngten hình lòng chảo rất lớn, đường kính từ 7 đến 16 mét, ALMA có khả năng “bắt” ánh sáng từ vũ trụ với bước sóng khoảng 1 milimet và dưới milimet, nghĩa là những bước sóng dài hơn ánh sáng trông thấy hàng nghìn lần.

Việc quan sát nhờ bước sóng dài này cho phép các nhà thiên văn học nghiên cứu những đối tượng rất lạnh trong không gian (thường gọi là vũ trụ lạnh – cold Universe), như những đám mây dày gồm bụi vũ trụ và chất khí, nơi các sao và các hành tinh được hình thành, cũng như các đối tượng ở rất xa xuất hiện vào buổi bình minh của vũ trụ.

Người ta ước tính tổng chi phí cho chiếc kính thiên văn vô tuyến này lên tới 1,3 tỷ đôla. Chắc chắn những hiểu biết mới nó mang lại sẽ tương xứng với đầu tư mà người ta đã bỏ ra.

Theo VNN, Scientificcomputing
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video