Kính viễn vọng lớn nhất Đông Á

Kính thiên văn quang học với đường kính 2,4m đã được lắp đặt hoàn tất tại Trạm quan trắc thiên văn Lệ Giang, tỉnh Vân Nam Trung Quốc. Đây cũng là một trong những kính thiên văn có đường kính lớn nhất khu vực Đông Á.

Chiếc kính cao 8m, nặng hơn 40 tấn, đường kính trong 2,4m, được lắp đặt trên nóc toà nhà quan trắc cao 22,5m. Trạm quan trắc được xây dựng trên độ cao 3.250m so với mặt biển, cách thành cổ Lệ Giang 40km, đây hiện là Trạm quan trắc đặt ở vị trí cao nhất của Trung Quốc.

Chiếc kính viễn vọng này cũng được coi là một trong những chiếc kính có đường kính lớn nhất khu vực Đông Á. Tính năng của kính được đánh giá là đạt trình độ tiên tiến quốc tế.

Chiếc kính này do Anh chế tạo, có hỗ trợ thao tác điều khiển từ xa và thao tác tự động. Kính còn được lắp thêm camera và máy chụp quang phổ hợp tác với Đan Mạch. Chiếc kính này sẽ được dùng để nghiên cứu vật lý hằng tinh và vũ trụ học.

Cùng với việc đưa kính thiên văn nói trên vào sử dụng vào tháng 12 tới, Trạm quan trắc thiên văn Lệ Giang trở thành cơ sở quan trắc thiên văn quan trọng nhất ở miền Nam Trung Quốc. Xây dựng một cơ sở quan trắc thiên văn ở miền Nam là nguyện vọng của nhiều thế hệ nghiên cứu thiên văn học của Trung Quốc.


Chiếc kính viễn vọng lớn nhất Đông Á trong quá trình lắp đặt (Ảnh: THX)

Sau nhiều năm nghiên cứu lựa chọn, các nhà khoa học đã quyết định đặt chiếc kính thiên văn lớn nhất này ở Lệ Giang - nơi được coi là vị trí "đắc địa" nhất với điều kiện khí tượng thiên văn thích hợp như: những lúc thời tiết đẹp, trời nắng, bằng mắt thường có thể nhìn thấy các dãy núi ở cách xa 100km và có tới 260 ngày/năm có thể quan trắc vào ban đêm.

Ông Lý Diệm (Li Yan)-Đài trưởng Đài thiên văn Vân Nam cho biết: Sau khi đưa vào sử dụng, hàng năm chiếc kính có thể triển khai hàng chục cuộc nghiên cứu và quan trắc đề tài vật lý thiên thể mang tầm quốc têế, tăng khả năng giao lưu hợp tác với quốc tế trong việc đo đạc vật lý thiên thể.

Trong tương lai, Trạm quan trắc Lệ Giang sẽ lắp đặt thêm nhiều kính viễn vọng với các đường kính khác nhau.

Tuyết Nhung

Theo Xinhuanet, VietNamNet
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video