Kính viễn vọng lớn nhất thế giới được đặt ở Chile

Ngoại trưởng Chile Fernando Schmidt ngày 26/4 thông báo Tổ chức Nghiên cứu vũ trụ châu Âu tại bán cầu Nam (ESO) đã quyết định chọn quốc gia Nam Mỹ này làm nơi đặt kính viễn vọng lớn nhất thế giới.

Kính viễn vọng đặc biệt lớn của châu Âu (E-ELT), được mệnh danh là "con mắt lớn nhất trên bầu trời thế giới" khi hoàn thành sẽ có đường kính tới 42m, tương đương kích thước một bể bơi đạt chuẩn sử dụng cho thế vận hội.

Kính viễn vọng E-ELT được cấu thành từ 1.000 thấu kính hình lục giác, kích thước 1,45m mỗi miếng và sẽ được lắp đặt tại Chile từ cuối năm nay.

Địa điểm lắp đặt E-ELT là tại vùng núi Armazones trên sa mạc Atacama ở miền Bắc Chile, có độ cao trên 3.000m, cách thủ đô Santiago khoảng 1.200km về phía Bắc.

Công trình khoa học này có vốn đầu tư lên tới 1,5 tỷ USD và dự kiến đi vào hoạt động từ năm 2018.

Tổ chức Nghiên cứu vũ trụ châu Âu tại Bán cầu Nam (ESO) cho biết họ lựa chọn khu vực sa mạc Atacama làm nơi đặt kính viễn vọng do bầu trời vùng này rất quang đãng, có đến 10 tháng trời không mây, độ ẩm cực thấp và hầu như không bao giờ bị bão.

Trong khi đó, nhà chức trách Chile cho rằng việc được chọn lắp đặt công trình này sẽ mở ra cơ hội phát triển nền khoa học không gian của Chile.

Ngoại trưởng Chile Schmidt cho biết hiện Chile là nước có nhiều trạm quan sát vũ trụ nhất thế giới, với năm trạm đang được các tổ chức của Mỹ, Liên minh châu Âu (EU), Nhật Bản và Brazil vận hành trong đó đáng chú ý nhất là trạm quan sát lớn nhất bán cầu Nam tại La Silla cũng của ESO./.

Theo Vietnam+
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video