Kỳ giông khổng lồ sắp tuyệt chủng vì ăn con

Thói quen ăn thịt con non của kỳ giông hellbender có thể dẫn chúng tới bờ vực tuyệt chủng theo nghiên cứu ở Đại học Công nghệ Virginia.

Nghiên cứu 8 năm với kỳ giông hellbender sống trong những dòng sông lạnh đầy sỏi đá ở tây nam Virginia phát hiện kỳ giông đực ngày càng ăn nhiều con non ở khu vực gần các cánh rừng bị tàn phá. Do không có cây che chắn, chất gây ô nhiễm chảy xuống sông, dẫn tới thay đổi trong thành phần hóa chất của nước, tác động tới hành vi chăm con. Tập tính ăn thịt con non lan rộng đến mức kỳ giông hellbender miền đông, loài kỳ giông lớn nhất ở Bắc Mỹ, dài 60cm và nặng 2,3kg, có thể đang xóa sổ thế hệ tương lai.


Kỳ giông hellbender trưởng thành dài khoảng 60cm. (Ảnh: Jordy Groffen)

"Nếu tốc độ ăn thịt tiếp tục cao như thế này, điều đó đủ để giải thích sự sụt giảm số lượng mà chúng tôi đang chứng kiến ở loài vật", Bill Hopkins, nhà sinh thái học ở Đại học Công nghệ Virginia, trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết. Phát hiện của ông và cộng sự sẽ được đăng trong số tiếp theo của tạp chí The American Naturalist, Yahoo hôm 20/4 đưa tin.

Kỳ giông hellbender miền đông từng phát triển ở 15 bang, từ Mississippi và Missouri ở phía nam tới New York và Pennsylvania ở phía đông bắc. Tuy nhiên, số lượng của chúng thu nhỏ trong 50 năm qua, và các nhà nghiên cứu đang chật vật tìm cách giải thích. Mất môi trường sống, dịch bệnh, nạn săn trộm và biến đổi khí hậu, tất cả đều có thể góp phần vào tình trạng trên. Nhưng theo nghiên cứu của Hopkins, nhân tố thúc đẩy có thể là hành vi ăn thịt con non để đối phó nạn chặt phá rừng. Tập tính này khá phổ biến ở động vật.

Vào kỳ sinh sản mùa thu, kỳ giông hellbender cái đẻ ổ trứng và rời đi. Con đực thụ tinh cho trứng và ở cạnh đó hàng tháng liền để ngăn động vật ăn thịt và bảo vệ trứng khỏe mạnh cho tới khi nở. Nhưng khi gặp hoàn cảnh khó khăn, kỳ giông bố sẵn sàng ăn con non có tỷ lệ sống sót thấp. Sự hy sinh như vậy giúp kỳ giông bảo tồn năng lượng trong thời gian thiếu ăn, tăng cường khả năng sinh tồn của chúng đủ lâu để đẻ nhiều con non khỏe mạnh hơn trong tương lai.

Các nhà sinh vật học nghiên cứu hành vi của kỳ giông hellbender trước đây đôi khi bắt gặp dạng ăn thịt con non này. Tuy nhiên, nghiên cứu của Hopkins chỉ ra hành vi đó đang trên đà gia tăng với thiệt hại môi trường do hoạt động của con người gây ra như chặt phá rừng làm đồng cỏ chăn nuôi gia súc. Hopkins và đồng nghiệp đặt hàng trăm hộp làm tổ dưới nước ở 3 dòng sông dọc bồn địa sông Tennessee ở tây nam Virginia. Từ năm 2013 đến năm 2020, họ theo dõi mỗi chiếc hộp, theo dõi bất kỳ ổ trứng nào mà họ tìm thấy.

Nhóm nghiên cứu nhận thấy ở khu vực có rừng cây tươi tốt, kỳ giông bố ăn cả lứa con với tỷ lệ 14%. Nhưng tỷ lệ tăng gấp 3 lần khi cây cối gần đó bị chặt phá. Kỳ giông hellbender dường như đã rơi vào "bẫy tiến hóa", theo cách gọi của nhà sinh vật học Hope Klug ở Đại học Tennessee tại Chattanooga. "Chúng bộc lộ hành vi thích nghi. Nhưng hành vi này không còn mang tính thích nghi nữa do biến đổi khí hậu quá nhanh", Klug nói.

Nhóm của Hopkins cũng thu thập mẫu máu từ kỳ giông hellbender và xem xét thay đổi về stress và hormone sinh sản ở các địa điểm chặt phá rừng. Tình trạng cơ thể, kích thước ổ trứng hay lượng thức ăn sẵn có dường như không có ý nghĩa. Hopkins nghi ngờ thay đổi hóa chất trong nước có thể thôi thúc hành vi. Hiện nay, ông đã lắp nhiều cảm biến theo dõi điều kiện sông để kiểm tra giả thuyết. Hopkins cũng lên kế hoạch thu thập trứng dễ tổn thương, nuôi trong phòng thí nghiệm và tái thả ấu trùng khi chúng qua độ tuổi trở thành mồi tấn công của kỳ giông bố.

Cập nhật: 22/04/2023 VnExpress
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video