Kỳ lạ loài "rồng" tận dụng xương sườn để bay

Thằn lằn rồng bay có tên khoa học Draco volans - một loại bò sát sống tại các khu rừng rậm ở Đông Nam Á.


Loài thằn lằn này trông không khác những loại thằn lằn khác khi di chuyển trên cây để kiếm thức ăn. Điểm khác biệt dễ nhận thấy ở loài thằn lằn-rồng này là chúng có một cơ thể khá bắt mắt với nhiều hoa văn cùng một chiếc đầu được che chắn khá kỹ.


Bạn sẽ thực sự sốc khi lần đầu tiên thấy loài này phi thân từ trên cành cây xuống và mở rộng “đôi cánh” của chúng.


Bạn sẽ thực sự sốc khi lần đầu tiên thấy loài này phi thân từ trên cành cây xuống và mở rộng “đôi cánh” của chúng.


Thay vì gắn một cách cứng nhắc vào phần ngực trước, xương sườn của thằn lằn Draco có thể mở rộng và khá dài. Nối giữa các xương sườn là một mảnh da, trông khá giống đôi cánh.


Hành động của loài thằn lằn này khó có thể gọi là bay, đúng hơn phải gọi là lượn. Đôi cánh của chúng không tạo ra bất cứ một sức mạnh nào, mà chỉ giúp chúng điều chỉnh hướng “lượn” khi kết hợp cùng chiếc đuôi dài phía sau.


Loài thằn lằn rồng này có thể “lượn” được quãng đường dài tới 9m. Thằn lằn rồng bay ít khi sống dưới đất. Chúng dành phần lớn thời gian sống ở trên cây để tìm kiếm thức ăn.


Khả năng lượn trên không cho phép con đực của loài này có khả năng bảo vệ lãnh thổ cao. Lãnh thổ của chúng thường là 2 đến 3 cây hoặc là nơi có từ 1 đến 3 con cái sinh sống.


Con cái thường đẻ trứng dưới mặt đất. Chúng dùng đầu để đào một lỗ nhỏ và để khoảng 5 quả trứng vào bên trong lỗ. Chúng lấp lỗ lại và bảo vệ trứng trong vòng 24 giờ. Sau đó 32 ngày, trứng sẽ nở.


Có khoảng 40 loài thằn lằn rồng bay, với những mảng màu cơ thể, cánh, và khả năng lượn khác nhau. Chẳng hạn loài thằn lằn ngạnh đen khá nhỏ, có một đôi cánh lớn. Loài này thường sống ở cây thấp, vì nó có thể “bay” ngay khi vừa rời thân cây.


Trong khi loài thằn lằn ngạnh vàng thì ngược lại. Thân hình to béo và đôi cánh nhỏ khiến nó buộc phải sống ở trên cây cao.


Loài thằn lằn này cực kỳ khó bắt.


Ngoài khả năng "bay lượn như rồng" qua cây này tới cây khác để kiếm ăn và tìm kiếm bạn tình trong mùa giao phối, thằn lằn Draco còn có khả năng "tàng hình" điêu luyện. Chúng còn được ví là "bậc thầy" ngụy trang nhờ khả năng biến đổi màu sắc linh hoạt.


Chỉ trong một bước nhảy, thằn lằn bay có thể bay xa tới 30m. Đây cũng là cách rất hiệu quả khi di chuyển trong rừng rậm. Nhờ đó, chúng di chuyển rất nhanh, nhưng thường nằm chờ con mồi đi qua để tấn công.


Các chuyên gia cho biết, nếu ở khoảng cách từ 4 m trở lên, mắt thường con người sẽ không phân biệt được đâu là loài động vật này hay mảng nứt trên thân cây xù xì, bởi chúng thường bám đậu trên thân cây.

Cập nhật: 31/12/2020 Theo kienthuc/dantri
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video