Kỹ sư hóa học người Nam Phi biến côn trùng thành thức ăn vặt

Đối với nhiều người, ý tưởng ăn côn trùng có thể vẫn khiến họ sợ hãi. Tuy nhiên, một doanh nhân khởi nghiệp tại Nam Phi mới đây đã chứng minh côn trùng có thể là một nguồn dinh dưỡng quý giá và việc nuôi các loại côn trùng làm thực phẩm hoàn toàn không gây hại cho môi trường.

Theo phóng viên tại Nam Phi, với mong muốn thay đổi cách nhìn đối với việc ăn loại côn trùng "sâu bướm mopane" rất phổ biến ở miền Nam châu Phi, kỹ sư hóa học người Nam Phi Wendy Vesela đã tìm ra cách chế biến những con sâu bướm màu xanh lá cây và màu đen nhiều gai này vốn chứa nhiều protein và sắt này thành bột có thể được sử dụng để làm bánh quy, thanh dinh dưỡng ăn liền vị chocolate ngọt, ngũ cốc hoặc sinh tố.


Kỹ sư hóa học người Nam Phi Wendy Vesela đã tìm ra cách chế biến biến côn trùng thành thức ăn vặt. (Ảnh: dailymaverick)

Những miếng “sâu bướm mopane” cắt lát cũng có thể được dùng làm lớp phủ trên bánh pizza. Kỹ sư Vesela cho biết cô đã tìm được khách hàng trong nước và quốc tế cho các sản phẩm hữu cơ của mình.

Ở tỉnh Limpopo quê hương của Vesela, nơi cô lớn lên ở một thị trấn không xa Vườn quốc gia Kruger nổi tiếng thế giới, “sâu bướm mopane” là một loại thực phẩm phổ biến, được nấu trong nước sốt làm từ hành và cà chua. Theo Vesela, loại sâu bướm này là "một lựa chọn dinh dưỡng lành mạnh" và mọi người chỉ cần vượt qua nỗi sợ hãi khi ăn.

Vesela đã cố gắng thu hút những khách hàng vẫn lưỡng lự nếm thử món bánh quy và thanh dinh dưỡng ăn liền chế biến từ sâu bướm tại một hội chợ thực phẩm mới đây ở quận Sandton của thành phố Johannesburg. Một trong những khách hàng đầu tiên của Vesela, cô Gail Odendaal, 38 tuổi, khẳng định: “Tôi không bao giờ ăn sâu. Nhưng nếu bạn đưa nó cho tôi dưới dạng một viên chocolate thế này thì nó thực sự rất ngon”.

Chuyên gia về thực phẩm người Nam Phi Anna Trapido nhấn mạnh "không nên coi việc ăn các loại côn trùng và sâu bọ ăn được là một xu hướng ăn uống thời thượng, kiểu như một loại hình du lịch mạo hiểm". Theo chuyên gia này, sâu bướm mopane "cần được đối xử một cách tôn trọng vì chúng là một phần của ẩm thực, tinh thần, tình cảm của con người địa phương”.

Trong khi đó, chuyên gia dinh dưỡng Mpho Tshukudu cũng khẳng định “sâu bướm mopane” rất thân thiện với môi trường, không cần thêm nước hoặc đất để nuôi, vì chúng sinh sản và ăn trên những cây mopane mọc ở các vùng khô và nóng của miền Nam châu Phi.

Cô cũng khẳng định loại sâu bướm này là nguồn cung cấp protein tốt hơn nhiều loại thực phẩm khác trên thị trường. Tshukudu cho biết loài côn trùng này “chứa nhiều chất đạm, chất béo và khoáng chất thiết yếu, đặc biệt là sắt. Nó có nhiều thành phần sắt hơn cả miếng steak đắt tiền nhất”.

Với nhu cầu tăng cao kể từ khi bắt đầu kinh doanh cách đây 7 tháng, doanh nhân khởi nghiệp Vesela có kế hoạch mở rộng kinh doanh loại thực phẩm từ côn trùng này. Hiện cô thuê phụ nữ nông thôn tìm bắt sâu bướm mopane vào mùa sinh sản tháng 12 và tháng 4. Nguyên liệu sẽ được chế biến sấy khô sau đó được sử dụng nguyên con hoặc nghiền thành bột.

Cập nhật: 05/07/2022 TTXVN/Báo Tin Tức
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video