Lắm chân tay... để làm gì?

Để làm tất cả! Được mang ngay trên đầu, những tay chân xúc giác của loài mực được dùng để mở... đồ hộp, nhảy dù, làm dây thòng lọng..., kể cả... tán gái!

Mở nắp lọ

Frieda, con mực bắt được tại Morocco, chuyên làm trò vui cho công chúng tại Sở thú Hellabrunn, thành phố Munich, Đức. Trong vòng ba tháng, Frieda đã học được cách mở chiếc lọ đậy kín, bên trong có cua và tôm. Với tám cánh tay, nó kềm chặt cái lọ, sau đó xoay nắp và đưa cái mỏ vào... chén sạch!

Ngón tay thần chết

Được mệnh danh là “tàu chiến Bồ Đào Nha” vì cái mào dựng đứng giống như cánh buồm, con mực Đại Tây Dương này rất độc. Tay chân của nó có thể vươn dài đến 20m, giết con mồi chỉ bằng một cú chạm nhẹ. Khi chạm vào con mực này, các thợ lặn sẽ đau nhức vô cùng khủng khiếp.

Nhảy dù

Khi giương càng, loài mực có tên “tay dài” này tự buông rơi mình trên bãi cát, giống như lính nhảy dù. Mục tiêu: một con sò hay một con cua! Để phá tan cái vỏ cứng của sò, cua, nó tiết ra một loại hóa chất... xuyên phá, có sức hủy vỏ sò hay vỏ cua chỉ trong vòng 10 giờ sau đó.

Để làm tình!

Chuyển đổi sang màu vằn vện như một dòng điện, con mực đực khổng lồ tìm cách ve vãn nàng mực cái. Sau đó, nó đè lên mình cô nàng, rồi đưa cánh tay dương vật vào bên trong bầu chứa tinh dịch, nằm trong... miệng của mực cái!

Tàng hình

Con mực thay đổi màu sắc bằng cách co rút hay giãn nở các tế bào chứa màu, có tên gọi là Chromatophores. Loài mực này vốn chưa được các nhà khoa học biết đến, được chụp tại quần đảo Maldives, có màu trong suốt, lý tưởng để ẩn thân trên cát mà không ai nhìn thấy.

Bữa tiệc cá mập

Con mực khổng lồ ở Thái Bình Dương này là loài to xác nhất trong thế giới hơn 600 chủng loại nhà mực khác nhau. Bình quân, một con mực trưởng thành có thể nặng 30kg và chân tay dài đến 2,5m. Nhưng cũng có con nặng đến 200kg. Không có gì làm các thợ lặn kinh hoàng hơn khi chạm mặt chúng ở dưới đáy sâu. Thông thường, cá mập là... thức ăn khoái khẩu của chúng!

Lọc nước

Những cánh tay “vô số nhánh” của loài mực vùng Địa Trung Hải này (tên Ophiure gorgonocéphal) có tác dụng “lọc nước biển”. Ban ngày nó có bà con gần với sao biển và cuộn tròn thành một quả cầu. Đêm xuống, nó giương càng bắt các hạt bụi lơ lửng, trôi dạt trong nước để làm thức ăn.

Chém vè

“Con mực dừa khô” này là vua... chém vè! Bị kẻ thù săn đuổi, nó có thể thu tấm thân có đường kính 35cm của mình và chui vào bên trong một cái vỏ sò hoang hay một quả dừa khô rỗng. Dùng những cánh tay khóa chặt cửa vỏ sò, nó trú ẩn trong đó an toàn, chờ đến khi kẻ thù đi qua.

ĐINH CÔNG THÀNH

Theo Tuổi trẻ, C5 a M’intéresse
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video