Làm gì để phòng ngừa ung thư tái phát?

Sau khi mổ và hóa xạ trị ung thư, bên cạnh dùng thuốc người bệnh cần tuân thủ liệu pháp về tâm lý, thực phẩm, vận động giúp phòng và ngăn chặn bệnh tái phát, di căn.

Ai cũng có thể bị bệnh ung thư, khả năng mắc bệnh tăng với tuổi đời. Khi cơ thể đã thoái hóa dần, sức đề kháng giảm là điều kiện cho bệnh tật phát sinh. Một khối u rất nhỏ hình thành ở một cơ quan nào đó, gặp điều kiện thuận lợi sẽ to dần gây khó chịu buộc bệnh nhân phải đi khám bệnh và khi biết ung thư thì thường đã ở giai đoạn không còn sớm nữa.

Bác sĩ Quan Vân Hùng, nguyên Trưởng khoa Ung thư, Viện Y dược học dân tộc TP HCM cho biết nói đến chữa ung thư, mọi người thường nghĩ ngay đến thuốc. Tuy nhiên thuốc chỉ là một trong bốn liệu pháp điều trị.


Chế độ ăn nhiều rau củ giúp phòng ngừa, hỗ trợ điều trị bệnh tật. (Ảnh minh họa: Lê Phương).

Theo bác sĩ Hùng, điều trị bằng cách tiêu diệt khối u với mổ, hóa trị, xạ trị thường cho kết quả trước mắt. Nguy cơ tái phát, di căn rất khó tránh do chỉ giải quyết phần thể hiện bệnh ung thư (là u bướu) mà chưa chặn đứng triệt để sự phát sinh của bệnh tật nói chung và bệnh ung thư nói riêng. Khi đó, ngoài tuân thủ điều trị, bệnh nhân cần áp dụng liệu pháp 4T để tự ngăn chặn nguy cơ tái phát, di căn. Trong đó T1 là Tinh thần - Tâm lý - Tâm linh, T2 là Thực phẩm, T3 là Tập luyện, T4 là Thuốc.

Với 4 liệu trình này, T4 do các bác sĩ chịu trách nhiệm (điều trị). 3T còn lại do chính bệnh nhân thực hiện, bác sĩ chỉ nhắc nhở, hướng dẫn. "Bệnh nhân phải tự cứu mình, bác sĩ chỉ giúp điều trị khi còn thấy khối u. Nói cách khác, với bệnh nhân ung thư, vị bác sĩ tốt nhất chính là bản thân mình, vì chỉ có mình mới giải quyết cơ bản và lâu dài mọi bệnh tật", bác sĩ Hùng phân tích.

Yếu tố T1 đã được chứng minh đóng vai trò quan trọng để vượt qua bệnh tật. Nhiều bằng cớ khoa học cho thấy tâm lý, tinh thần bình an, tâm linh ổn định là điều kiện tốt để tăng cao sức đề kháng của hệ miễn dịch chiến đấu với bệnh. Có thể gọi đây là chính khí theo y học cổ truyền. Hệ miễn dịch đủ mạnh sẽ chống trả thành công các nguyên nhân gây bệnh, y học cổ truyền dân tộc gọi là tà khí. Khi bệnh đã xuất hiện thì cần điều trị kịp thời (T4) và sau đó củng cố hệ miễn dịch để ngừa tái phát, di căn.

Cuộc sống đầy lo, buồn, giận, sợ mà nguyên nhân chính từ stress góp phần làm suy giảm hệ miễn dịch. Theo các bác sĩ, không có thuốc nào chữa hết tâm trạng lo buồn mà bệnh nhân tự điều chỉnh lối sống mới giải quyết tận gốc, giúp tinh thần bình yên.


Bệnh nhân cần áp dụng liệu pháp 4T để tự ngăn chặn nguy cơ tái phát, di căn.

T2 là liệu pháp thực phẩm. Người bệnh cần ăn uống đầy đủ dinh dưỡng song cân bằng kiềm toan, ăn ngon mà phải lành. Ăn hay không và như thế nào do bệnh nhân chủ động, tự quyết định, vì không ai ăn giùm để mình được khỏe. Cần ăn nhiều rau củ quả tươi, ít thịt, ít béo, ít đường, hạn chế thực phẩm công nghiệp chứa nhiều hóa chất phụ gia. Gạo lứt muối mè là thực đơn đơn giản nhưng hiệu quả.

T3 là tập dưỡng sinh. Con người là một loài động vật. Do đó thể hiện của con người là vận động để cải thiện sức khỏe. Lối sống công nghiệp hóa hạn chế các vận động tự nhiên cần thiết của con người như đi bộ, chạy, nhảy... Sự thiếu vận động làm trì trệ sự lưu thông máu huyết, góp phần gây ra bệnh tật.

Cập nhật: 12/09/2016 Theo VnExpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video