Làm nông nghiệp khiến tổ tiên của con người lùn hơn?

Tổ tiên của chúng ta đã trở nên lùn hơn khi chuyển từ săn bắt hái lượm sang trồng trọt cách đây 12.000 năm. Kết luận này được các nhà nghiên cứu công bố cách đây ít ngày trên kỷ yếu của Viện hàn lâm Khoa học quốc gia Hoa Kỳ.

Nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế, dẫn đầu bởi Stephanie Marciniak, phó giáo sư tại khoa nhân chủng học của Đại học Penn State (Pennsylvania, Mỹ), phân tích DNA và thực hiện các phép đo từ bộ xương của 167 người cổ đại, được tìm thấy trên khắp châu Âu, bao gồm Anh, Đức, Hungary, Romania, Tây Ban Nha, Ba Lan, Lithuania, Latvia, Croatia, Ý, Pháp, Ireland, Scotland, Bulgaria và Hà Lan.


Những người nông dân đầu tiên của châu Âu khi đó có thể đã trải qua tình trạng "dinh dưỡng kém và gánh nặng bệnh tật gia tăng", cộng thêm "tác nhân gây căng thẳng" khác cho xương như "chứng tăng tiết lorotic" khiến sự phát triển chiều cao của họ bị kìm hãm - (Ảnh: SJS).

Những bộ xương đã có từ trước, sau và trong khoảng thời gian khi nông nghiệp xuất hiện ở châu Âu cách đây 12.000 năm.

Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng, việc chuyển đổi từ lối sống săn bắt hái lượm sang trồng trọt đã khiến chiều cao của con người cổ đại giảm đi trung bình 3cm. Cụ thể, là chiều cao trung bình con người cổ đại ở thời kỳ đồ đá mới đã thấp hơn rõ rệt so với con người ở thời kỳ trước đó.

Chiều cao thấp hơn là một chỉ số cho thấy sức khỏe kém hơn, đồng nghĩa với việc người cổ đại không nhận đủ dinh dưỡng để hỗ trợ sự phát triển thích hợp của cơ thể.

Theo phó giáo sư Marciniak, các nghiên cứu khoa học và khảo cổ gần đây đã cố gắng tìm ra ảnh hưởng của DNA đối với chiều cao.

Trong nghiên cứu mới này, nhóm nghiên cứu đã sử dụng phép đo xương của các cá nhân cổ đại, kết hợp các nghiên cứu di truyền và lối sống để tìm ra câu trả lời cho những câu hỏi tồn tại xung quanh việc chuyển từ săn bắt, hái lượm sang canh tác ít vận động có tác động gì đến chiều cao và khả năng vận động.

Sự chuyển đổi từ lối sống săn bắt, hái lượm sang lối sống nông nghiệp định cư không xảy ra đồng thời trên khắp châu Âu, mà ở những nơi khác nhau vào những thời điểm khác nhau.

Tuy nhiên, kết quả này "lung lay" và trở nên thiếu thuyết phục khi đề cập đến yếu tố di truyền. Trên thực tế, một số người có thể cao hơn người khác không phải do môi trường sống, mà vì họ thừa hưởng chiều cao từ tổ tiên của mình. Theo nhiều nghiên cứu khoa học, 80% chiều cao được quyết định do cấu tạo gene và chỉ 20% là do môi trường.

Nói về vấn đề này, ông Marciniak cho rằng lý do khiến những người nông dân thời kỳ đầu thấp bé hơn bao gồm thiếu dinh dưỡng (do chế độ ăn ít đa dạng hơn so với những người săn bắt, hái lượm) và gia tăng lượng mầm bệnh do mật độ dân số lớn hơn, lối sống ít vận động và gần gũi với gia súc.

Đồng thời, các cuộc di chuyển khu vực sống từ Đông sang Tây đã khiến các nhóm người cổ đại mang bộ gene khác nhau sống cùng nhau.

"Kết luận của chúng tôi chỉ thể hiện một phần bức tranh. Cần có các nghiên cứu sâu và quy mô hơn để xem đâu là nguyên nhân dẫn đến việc giảm chiều cao đạt được so với chiều cao di truyền dự đoán trong quá trình chuyển sang làm nông nghiệp", ông Marciniak nói.

Mặc dù thế, nhóm của ông Marciniak cho biết họ tin rằng cách tiếp cận của họ có thể thích ứng với các nghiên cứu về sức khỏe con người trong quá khứ và có thể được áp dụng trong các bối cảnh khác.

Cập nhật: 14/04/2022 Theo Tuổi Trẻ
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video