Lặn biển cùng 'kỳ lân đại dương'

Một nhóm thợ lặn may mắn được tận mắt chiêm ngưỡng pyrosome, một sinh vật hình ống hiếm có được mệnh danh là "kỳ lân đại dương" ở vùng biển Philippines.

>> Những sinh vật kỳ lạ dưới biển

Chiêm ngưỡng kỳ lân biển khổng lồ

Nhóm thợ lặn khám phá sinh vật này ở vùng biển ngoài khơi đảo Ticao, Philippines. Nhà sinh vật học biển Rebecca Helm cho biết pyrosome rất "mềm và mỏng manh". Nó được ví như "kỳ lân đại dương" vì con người rất khó nhìn thấy nó.

Theo Telegraph, pyrosome trong đoạn video dài 1,2 m với đường kính khoảng 10-12 cm. Loài sinh vật này có thể đạt tới chiều dài hơn 18 m và đường kính đủ lớn để "nuốt gọn" một người trưởng thành.

Pyrosome có hình dạng giống một một con giun khổng lồ nhưng nó là tập hợp của hàng nghìn sinh vật có tên gọi là zooid. Các zooid gắn kết bằng mô và di chuyển cùng nhau, tạo thành cơ thể rỗng hình trụ của pyrosome.

Một đầu pyrosome là ống mở giúp chúng hút nước biển vào cơ thể, lấy thức ăn là sinh vật phù du và đẩy phần nước đã lọc ra ngoài. Đầu còn lại có dạng đóng nhọn. Pyrosome còn có khả năng phát ra ánh sáng màu xanh trong bóng tối.

Theo VnExpress
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video