Lần đầu tiên chụp được "Dải Ngân Hà" trên biển

Trong hàng thế kỷ, người đi biển đã kể lại những lần bắt gặp vùng biển phát sáng như Dải Ngân Hà nhưng phải tới gần đây, hiện tượng bí ẩn này mới lọt vào ống kính, theo Guardian.

“Trước kia, biển ngân hà đều chỉ là lời kể truyền miệng có từ thời kỳ sơ khai nhất của những con tàu chở hàng thế kỷ 18”, giáo sư khoa học khí quyển Steven Miller thuộc Đại học Bang Colorado (Mỹ), nói, theo Guardian hôm 11/7.


Ảnh do thủy thủ trên Ganesha chụp khi đi qua vùng biển phát sáng vào tối 2/8/2019. Phần bóng đen là thành du thuyền. (Ảnh: Steven Miller).

Nhưng theo nghiên cứu được công bố cùng ngày 11/7 của ông Miller, thủy thủ đoàn trên một chiếc siêu du thuyền có tên Ganesha đã dùng điện thoại và máy ảnh kỹ thuật số để chụp được những bức ảnh đầu tiên của biển ngân hà khi đi qua gần đảo Java của Indonesia vào năm 2019.

Hiện tượng biển ngân hà được cho là xảy ra khi vi khuẩn có khả năng phát quang sinh học trao đổi thông tin với nhau, có thể là để phản ứng trước biến đổi do điều kiện khí quyển tạo ra cho cho dòng chảy trên biển.

Theo nghiên cứu của Miller, trong khoảng thời gian trên, vệ tinh của Cơ quan Quản lý Đại dương và Khí quyển Quốc gia Mỹ (NOAA) đã chụp được hiện tượng phát quang sinh học ở phía nam đảo Java với diện tích rộng hơn 100.000km2, kéo dài từ cuối tháng 7 tới đầu tháng 9/2019.

Cùng lúc này, tàu Ganesha đi qua vùng biển trên vào khoảng 21h ngày 2/8/2019.

Một thủy thủ kể lại khi tỉnh dậy vào lúc 22h, anh thấy nước biển quanh tàu chuyển thành màu trắng. “Trời không trăng, biển dường như có đầy sinh vật phù du nhưng sóng ở mũi thuyền lại đen. Cảm giác tàu đang lướt trên tuyết”, người này viết.

Một thủy thủ khác kể màu và cường độ phát sáng “giống dạng miếng dán phát sáng trong tối”. Trong khi thuyền trưởng kể ánh sáng có vẻ phát ra từ độ sâu 10 m dưới mực nước biển, thay vì việc chúng tạo thành màng mỏng trên mặt biển.


Ảnh vệ tinh vùng biển gần đảo Java vào tối 2/8/2019. Phía trên là đảo Java sáng ánh đèn trong đêm. Phần khoanh đỏ là nơi xuất hiện biển ngân hà. Đường màu trắng góc dưới bên phải là đường đi của tàu Ganesha. (Ảnh: Steven Miller).

Sau khi múc nước biển lên, thủy thủ đoàn thấy một số điểm sáng khá đều trong xô. Những điểm sáng này tối dần khi nước trong xô được ngoáy lên. Điều này trái ngược hiện tượng phát quang sinh học thông thường, theo ông Miller.

Lời kể của các thủy thủ còn là chứng cứ xác thực ảnh do vệ tinh chụp thực sự là ảnh chụp biển ngân hà, qua đó mở đường cho công tác nghiên cứu tương lai.

Cập nhật: 13/07/2022 Zing
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video