Lần đầu tiên giải mã gene cây thân gỗ

Minh họa cây dương đen châu Mỹ. (Ảnh: Science)
Cây dương đen châu Mỹ đã trở thành loài thực vật thứ 3, sau cây lúa và một loại cỏ có tên Arabidopsis thaliana, được vén màn bí mật về cấu trúc gene. Thành công này có thể giúp tạo ra những loài cây cho gỗ, giấy và nhiên liệu tốt hơn.

Cây dương đen châu Mỹ là một loài lớn nhanh, vẫn được xem là loài cây hoang dã, mặc dù từ lâu đã được con người trồng để lấy gỗ và bột giấy. Các nhà khoa học hy vọng việc giải mã gene của nó sẽ giúp đa dạng hoá loài cây này, thành những chủng có thể kháng sâu bệnh tốt hơn, cần ít nước tưới và chất dinh dưỡng hơn, và có thể trồng giống như với các loài cây lương thực khác.

Hiện tại, các nhà khoa học đã tìm thấy 93 gene có liên quan đến việc sản xuất xenlulo và lignin, những chất tạo ra thành tế bào rắn chắc của thực vật. Cây dương đen trong nghiên cứu được trồng dọc theo sông Nisqually, bang Washington, Mỹ.

Chi tiết về nghiên cứu sẽ được công bố trên tạp chí Science tuần này.

T. An

Theo AP, Vnexpress
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video