Lần đầu tiên phát hiện "nhật thực" ở cặp sao Bắc Cực cổ đại thẳng hàng với kim tự tháp Ai Cập

Các nhà thiên văn học từ lâu đã hiểu rằng một ngôi sao tên là Thuban, có thể là sao Bắc Đẩu với người Ai Cập cổ đại, thực ra là một cặp sao. Các nhà thiên văn học của NASA gần đây đã phát hiện ra hai ngôi sao che lấp lẫn nhau.

Gần đây, khi săn tìm dấu hiệu của các hành tinh bên ngoài vũ trụ, Vệ tinh Khảo sát Ngoại hành tinh Quá cảnh (TESS) của NASA đã phát hiện nhật thực xảy ra ở một cặp sao nổi tiếng thẳng hàng với kim tự tháp Ai Cập.

Nhật thực của hệ sao đôi là hiện tượng một sao băng qua phía trước sao còn lại trong hệ và che mờ sao đó. Hệ sao đôi là hai sao có quỹ đạo đồng tâm, khi nhìn bằng mắt thường thì thấy giống một sao đơn.

Hệ sao đôi nằm trong tầm ngắm của TESS là Thuban trên thực tế gồm hai sao: sao lớn có kích cỡ gấp 4 lần mặt trời và nóng bằng 70% mặt trời với nhiệt độ khoảng 9.704 độ C, sao nhỏ mờ hơn sao lớn 5 lần và chỉ bằng phân nửa sao lớn.

Hai ngôi sao quay quanh nhau ở khoảng cách trung bình 60,8 triệu km với chu kỳ đầy đủ là 51 ngày. Trước đó, việc chúng "ăn" lẫn nhau trên đường đi của mình là điều các nhà thiên văn chưa từng phát hiện.

Trong một tuyên bố của NASA, Angela Kochoska, nghiên cứu sinh sau tiến sĩ đại học Villanova, đặt vấn đề "Câu hỏi đầu tiên nảy lên trong đầu tôi là: Làm cách nào mà chúng ta lại bỏ qua điều này?".

"Nhật thực ngắn chỉ kéo dài khoảng 6 giờ nên các quan sát trên mặt đất dễ bỏ qua chúng. Bởi vì sao quá sáng nên nó nhanh chóng làm bão hòa các máy phát hiện trên đài quan sát Kepler của NASA, nơi tiết lộ các lần nhật thực" là câu trả lời mà Kochoska trình bày tại hội nghị hàng năm của Hiệp hội Thiên văn Hoa Kỳ hôm thứ hai vừa qua (6/1/2020).

Giờ đây, các nhà thiên văn đã biết rằng Thuban và bạn đồng hành của nó nằm trong số các "hệ sao đôi nhật thực" nổi tiếng nhất. Trong trường hợp nhật thực của hệ sao đôi, hai ngôi sao không bao giờ che nhau hoàn toàn mà chỉ có một phần bị che khuất khỏi tầm nhìn của chúng ta.

Việc quan sát Thuban trong các sự kiện nhận thực có thể giúp các nhà thiên văn có được số đo khối lượng và kích cỡ cặp sao này chính xác hơn.

Theo Kochoska, người ta kỳ vọng cỗ máy săn tìm ngoại hành tinh TESS sẽ khám phá thêm các hiện tượng nhật thực ở những phần khác trên bầu trời khi tiếp tục "quét" vũ trụ.

Kính viễn vọng không gian TESS là một sứ mệnh tìm kiếm ngoại hành tinh hai năm của NASA do Học viện Công nghệ Massachussetts đứng đầu. TESS theo dõi bầu trời đêm theo các khu vực 24º x 90º, mỗi khu vực trong 27 ngày.

Thuban nằm kẹp giữa cái chén của mảng sao Cái Muỗng Nhỏ (Little Dipper) về bên trái và tay cầm của Cái Muỗng Lớn (Big Dipper, tên gọi mảng sao Bắc Đẩu của thiên văn phương Tây) về bên phải. Chúng ta có thể dễ dàng tìm ra Thuban trong một đêm sáng rõ (và rất khó thấy khi bầu trời đầy sao).


Thuban trên bầu trời đêm. (Ảnh: NASA).

Thuban từng là sao Bắc Cực cổ thời người Ai Cập cổ đại xây dựng các kim tự tháp đầu tiên cách đây 4.700 năm. Khi đó, Thuban là trục mà các sao khác quay quanh để tỏa sáng về đêm. Vì lý do này mà các kim tự tháp được xây dựng để hướng trực tiếp về phía Thuban, theo một số nhà nghiên cứu.

Độ nghiêng và trọng tâm của trục Trái đất thay đổi theo thời gian nên sao Bắc Cực hiện nay là Polaris, một ngôi sao sáng hơn nằm bên phải Thuban.

Một điều đáng lưu ý là, do nhầm lẫn nên ở Việt Nam, lâu nay một số tài liệu và nhiều người vẫn gọi nhầm sao Bắc Cực thành sao Bắc Đẩu. Trên thực tế, Bắc Đẩu hay Cái Muỗng Lớn là 7 ngôi sao sáng nhất trong chòm sao Gấu Lớn (Great Bear hay Ursa Major), còn sao Bắc Cực thuộc về chòm sao Gấu Nhỏ (Little Bear hay Ursa Minor). Chòm Gấu Nhỏ cũng có 7 ngôi sao tạo thành hình cái muỗng gọi là Cái Muỗng Nhỏ nhưng mờ hơn nhiều và ít được biết tới so với Cái Muỗng Lớn tuy hai cái muỗng này cũng nằm gần nhau.

Vị trí của Polaris, sao Bắc Cực hiện nay là ở phía cuối phần tay cầm của Cái Muỗng Nhỏ.


Các sao Polaris, Thuban, Muỗng Lớn trong chòm Gấu Lớn và Muỗng Nhỏ trong chòm Gấu Nhỏ (Ảnh: EarthSky).

Cập nhật: 09/01/2020 Theo vnreview
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video