Lần đầu tiên tại Việt Nam có thêm kỹ thuật mới chữa vô sinh rẻ mà …"chất"

Không cần phải thụ tinh trong ống nghiệm, 30% ca vô sinh sẽ được xử lý theo kỹ thuật này với tỷ lệ thành công cao, chi phí thấp. Đây là tin "mừng rơi nước mắt" cho các cặp vợ chồng vô sinh hiếm muộn, được Bệnh viện Phụ sản Trung ương chính thức công bố cuối tuần qua.

GS - Thứ trưởng Bộ Y tế, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ sinh sản Quốc gia, "bàn tay vàng" vừa thực hiện thành công kỹ thuật này cho biết, đây là kỹ thuật nong vòi tử cung bằng catheter qua soi buồng tử cung kết hợp với nội soi ổ bụng là kỹ thuật hiện đại lần đầu tiên được áp dụng thành công tại Việt Nam.

Theo GS Tiến qua nghiên cứu tại 8 vùng sinh thái tại Việt Nam cho thấy 7,7% những người mong muốn có con bị vô sinh.
Trong đó gần 60% vô sinh do nữ và chiếm hơn 1 nửa trong số này do tắc vòi tử cung. Còn tỉ lệ bị tắc kẽ vòi tử cung chiếm một tỷ lệ khá lớn là từ 15-25%.

Trước đây, với những trường hợp tắc kẽ, bác sĩ sẽ khoan, cắm lại vòi tử cung nhưng rất khó khăn, thành công sau mổ thấp, nguy cơ chít hẹp lại rất lớn trong khi đây là can thiệp lớn, rất nặng nề.

"Do đó phương án tối ưu nhất cho những phụ nữ bị tắc kẽ vòi tử cung là làm thụ tinh ngoài ống nghiệm. Đây là phương pháp rất tốn kém, hầu hết bệnh nhân đều không có điều kiện kinh tế. Tôi từng chứng kiến có cặp vợ chồng về nhà tích cóp 5-10 năm mới đủ tiền, khi quay lại thì đã lớn tuổi, buồng trứng bị suy, không thể có con được nữa", GS Tiến chia sẻ.


Kỹ thuật mới này là phẫu thuật có kiểm soát qua nội soi ổ bụng nên sẽ ít xảy ra những tai biến.

Với phương pháp mới, bác sĩ sẽ nong vòi tử cung bằng catheter qua soi buồng tử cung kết hợp với nội soi ổ bụng. Đặc biệt, chi phí phẫu thuật chỉ ngang chi phí mổ nội soi, thời gian mổ ngắn: 30 phút đến 1 tiếng.

Cuối tuần qua (ngày 6/4), bệnh nhân thứ 2 được thực hiện phương pháp mới. GS Tiến cũng trực tiếp tham gia vào ca phẫu thuật. Bệnh nhân phẫu thuật hôm nay khó khăn hơn trường hợp trước rất nhiều, khi bác sĩ nong vòi tử cung vượt ra đoạn kẽ rồi nhưng vẫn bị tắc. Họ lại phải thực hiện thêm 1 kỹ thuật nữa là cắt bỏ đoạn tắc rồi nối 2 đầu vòi lại với nhau. Kết quả kiểm tra cho thấy, ca phẫu thuật đã thành công.

Đến nay, GS Tiến đã trực tiếp thực hiện cho 2 bệnh nhân, trong đó có trường hợp vợ chồng anh Hoàng Anh Châu, Nguyễn Thị Loan (Nghệ An), bị vô sinh thứ phát 7 năm nay.

Sau ca mổ cách đây 1 tháng, vợ chồng chị vô cùng vui mừng khi bác sĩ thông báo, 2 vòi trứng của chị đã thông hoàn toàn và có thể thụ thai tự nhiên.

"Với việc áp dụng kỹ thuật mới mỗi tuần tại trung tâm có thể làm cho hàng chục trường hợp. Kỹ thuật mới này là phẫu thuật có kiểm soát qua nội soi ổ bụng nên sẽ ít xảy ra những tai biến như thủng vòi tử cung, chảy máu, viêm phúc mạc sau nong. Đặc biệt, với phương pháp này, sau khi phẫu thuật xử lý tắc vòi tử cung đoạn kẽ bằng nội soi, chỉ cần rời khỏi bệnh viện là bệnh nhân có thể nghĩ đến và thực hiện kế hoạch có con và tỉ lệ có thai sẽ cao".

Tới đây, Trung tâm Hỗ trợ sinh sản Quốc gia sẽ chuyển giao kỹ thuật này để triển khai tại các bệnh viện phụ sản khác và các bệnh viện tuyến tỉnh nhằm giảm tình trạng quá tải.

Ở Việt Nam hiện đang áp dụng nội soi tạo hình vòi tử cung bằng mổ vi phẫu, một số trường hợp nội soi buồng tử cung. Khó khăn nhất trong điều trị vô sinh do tắc kẽ tử cung là xử lý bằng soi ổ bụng khó khăn, soi buồng tử cung không xử lý được. Nếu không làm được kỹ thuật mới này thì người bệnh phải thực hiện phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm mới hy vọng có thai được. Sau khi thực hiện kỹ thuật này, bệnh nhân sẽ có thai tự nhiên mà không cần can thiệp phương pháp gì khác, trả lại chức năng sinh sản như bình thường cho người phụ nữ.
Cập nhật: 10/04/2017 Theo Tiền Phong
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video