Một kính viễn vọng dài hơn 800m sẽ được lắp đặt ở độ sâu 3,6km dưới mặt biển Địa Trung Hải.
Kính thiên văn này dùng để phát hiện những hạt khó nắm bắt như neutrino, khi chúng từ ngoài không gian phóng xuống Trái Đất.
>>> Kính thiên văn "khủng" nhất bắt đầu hoạt động
Kính thiên văn KM3NeT (trị giá 210 triệu bảng Anh, do Liên minh châu Âu tài trợ) được thiết kế để tìm hiểu dấu vết của những hạt năng lượng cao lao xuống Trái Đất, giúp các nhà khoa học hiểu thêm về vũ trụ, trong đó có vụ nổ Big Bang.
Sơ đồ hoạt động của kính thiên văn khổng lồ (Ảnh: KM3NeT Corporation)
KM3NeT cũng được kỳ vọng sẽ tiết lộ những hiện tượng hoàn toàn mới, hiện chưa được khám phá vì không thể phát hiện chúng khi dung phương pháp truyền thống để quan sát bầu trời.
Phần lớn những thứ con người biết về vũ trụ đến từ việc quan sát, phân tích các tần số khác nhau trong phổ điện từ, ví dụ ánh sáng nhìn thấy được, tia X…
Nhiều vật thể phát ra những hạt năng lượng cao mà kính thiên văn hiện nay không thể phát hiện được.
Bản mẫu KM3NeT đang hoạt động ở bờ biển miền nam nước Pháp. Một bản mẫu lớn hơn sẽ hoạt động trong vòng 3 năm tới. Kính thiên văn KM3NeT phiên đầy đủ sẽ gồm hơn 12.000 bộ cảm biến.