Lây nhiễm HIV đang ở đỉnh cao

Một bản phúc trình về bệnh dịch AIDS được công bố hôm qua, thứ Ba ngày 30/05/2006, ước tính rằng 38 triệu người trên khắp thế giới hiện đang mang vi rút HIV.
Hai phần ba số người châu Á mắc bệnh AIDS là tại Ấn Độ (Ảnh: BBC)
Bản phúc trình đưa ra một ước tính được nói rằng là toàn diện nhất từ trước tới này về các nước khác nhau đang chịu những ảnh hưởng của bệnh AIDS như thế nào.

Mặc dù tỉ lệ nhiễm bệnh đang giảm dần do mức tăng dân số và nhiều người nhiễm bệnh sống lâu hơn nhờ các loại thuốc mới, nhưng thực sự con số người nhiễm bệnh lên cao nhất từ trước tới nay.

Bản phúc trình được công bố ngay trước khi diễn ra một hội nghị quan trọng tại LHQ mà tại đây các lãnh tụ thế giới sẽ phải cho biết họ sẽ làm gì để tài trợ cho những cam kết của họ trong việc phòng chống AIDS.

Trong một phần tư thế kỷ kể từ khi những trường hợp nhiễm bệnh AIDS đầu tiên được biết đến tại Hoa Kỳ, 25 triệu người đã chết vì căn bệnh này và ngày nay gần 40 triệu người trên khắp thế giới đang nhiễm vi rút HIV, một nửa trong số này là phụ nữ.

Ông Peter Piot, người đứng đầu UNAIDS (Ảnh: postimees)
Bản phúc trình này của UNAIDS cho thấy vùng tiểu Sahara vẫn là khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất trên thế giới.

Quốc gia bị ảnh hưởng nhất là nước Swaziland bé nhỏ nơi một phần ba người lớn bị nhiễm vi rút HIV. Tuy nhiên Kenya và Zimbabwe được báo cáo là con số nhiễm HIV tại đây đã có giảm bớt. Nam Phi vẫn là nước có số người nhiễm HIV cao nhất trong vùng. 5.5 triệu người lớn mang vi rút HIV.

Tại châu Á, AIDS đang lan rộng tại Ấn Độ, phần lớn là do quan hệ tình dục nam nữ không dùng các biện pháp phòng tránh lây nhiễm. Campuchia và Thái Lan đã giảm tỉ lệ nhiễm bệnh nhưng UNAIDS cho biết Việt Nam, Indonesia và Papua New Guinea đang là những điểm đáng lo ngại.

Việc sử dụng ma túy đang là nguyên nhân dẫn tới tình trạng gia tăng người nhiễm AIDS tại Nga và Ukraina.

Làm thế nào để ngăn chặn sự lan tràn của HIV là một vấn đề các lãnh tụ thế giới phải đối mặt. Họ sẽ tới LHQ để dự một hội nghị bắt đầu hôm nay.

Ông Peter Piot, người đứng đầu UNAIDS, cho biết không có được một giải pháp dễ dàng cho các nước như Nam Phi vì đây là một vấn đề rất phức tạp.

Theo ông Piot, nó cho thấy rằng một vài hoạt động như tung ra hàng loạt bao cao su cho dân chúng hay dựng lên những tấm biển với hàng chữ rằng "Bệnh AIDS gây chết người" sẽ là không đủ mà cần phải có một thay đổi căn bản về các giá trị văn hóa và môi trường trong xã hội.

Một nửa trong số 126 quốc gia được khảo sát cho bản phúc trình của UNAIDS cho thấy có những chính sách khiến khó có thể ngăn chặn tình trạng lây nhiễm HIV, như theo các chính sách này thì đồng tính luyến ái là bất hợp pháp hay không cho các tù nhân dùng bao cao su hay dùng kim tiêm sạch khi tiêm thuốc.

Khi các chính trị gia sẽ đưa ra các tuyên bố chính thức của họ vào thứ Sáu tới đây, họ sẽ phải tìm được những lời lẽ mà tất cả mọi quốc gia có thể đồng ý ký kết.

Theo BBC
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video