Lennart Nilsson: Nhà nhiếp ảnh của cõi vô minh

Tại Viện Karolinska (Stockholm, Thụy Điển), bên cạnh những nhà bác học lặng lẽ, nhiếp ảnh gia 83 tuổi Lennart Nilsson mê mải chụp ảnh những vật thể sống không thể nhìn thấy được trong những điều kiện bình thường.

Đây là con virus cúm gia cầm H5N1 đang cấy phân tử ARN của nó vào một tế bào phổi con người, bức ảnh H5N1 ba chiều đầu tiên trên thế giới. Phải dùng phương pháp “cracking” phá vỡ con virus đông lạnh trong nitơ lỏng, rồi quan sát nó bằng kính hiển vi điện tử cực mạnh để có được bức ảnh này.

Để có thể có được những virus cực độc như HIV, SARS, H5N1 và đậu mùa, Lennart Nilsson đã làm việc với những con virus bị tê liệt, được sử dụng trong nghiên cứu văcxin khi cộng tác với các nhà bác học nổi tiếng nhất thế giới. Ảnh virus HIV được chụp năm 1984 với giáo sư Luc Montagnier của Viện Pasteur. Còn virus đậu mùa là cộng tác với giáo sư Britta Wharen, thuộc Viện Karolinska.

Tế bào gốc được bác sĩ Anders Haegerstrand, thuộc Công ty Neuronova (Thụy Điển) cung cấp bằng cách trích lấy tế bào óc của các bệnh nhân tình nguyện, lúc hút chất lỏng trong não hay trị bệnh động kinh.

Công cụ của Lennart Nilsson là máy ảnh và các kính hiển vi điện tử tối hiện đại. Từ 30 năm qua, ông hợp tác chặt chẽ với các công ty Nhật Bản và Đức, để đặt hàng các loại kính hiển vi, nội soi và những vật kính loại mới nhất.

Tạp chí Life năm 1965 đưa bức ảnh thai nhi đầu tiên do Lennart Nilsson chụp (năm 1953) lên bìa đã làm ông nổi tiếng khắp thế giới. 8 triệu bản Life được bán sạch nhờ bức ảnh này cùng bài viết “Sự sống trước khi chào đời”.

Trong tất cả tác phẩm của mình, Lennart Nilsson ưng ý nhất là hình ảnh cái trứng phân đôi lần đầu tiên trước khi chui vào tử cung. Đó là khởi điểm của mọi sự sống.

Khi sự sống hình thành

1. Trứng và tinh trùng: Cuộc hội ngộ.

2. Trứng thụ tinh: Mấy giờ sau khi trứng và tinh trùng hội ngộ, trứng bắt đầu phân hóa và di chuyển về hướng tử cung nhờ hàng triệu cái lông làm “dầm” bơi. Đó là lúc khởi đầu của tất cả!

3. Thai nhi 16 tuần tuổi: Dài đến 16cm, xương chân của thai nhi màu tối, chụp xuyên qua da. Phần còn lại ở dạng sụn.

4. Thai nhi 25 tuần: Dài 43cm, móng đã thành hình, mí mắt và phổi đã phát triển nhưng chưa trưởng thành. Lá nhau còn chưa phát huy công dụng.

5. Thai nhi 20 tuần: Dài 30cm, bằng nửa em bé mới ra đời. Da mỏng và nhăn nheo. Móng, chân mày và lông mi đã mọc. Mi mắt chưa mở.

6. oestrogène: Chất kích dục phụ nữ, dưới dạng tinh thể.

7. Testostérone: Tinh thể kích dục của đàn ông.

Khi sự sống bị đe dọa

1. H5N1: Con virus cúm gia cầm màu xanh đang phá hủy một tế bào phổi (màu hồng). Giai đoạn kế tiếp của nó là cấy phân tử ARN của mình vào trong tế bào.

2. Virus đậu mùa: Con virus màu xanh bám trên mặt tế bào đã bị tê liệt. Được diệt trừ tận gốc trên khắp thế giới bằng cách chích ngừa, một trong sáu căn bệnh truyền nhiễm giết chết nhiều người nhất.

3. Ung thư: Một tế bào nước tiểu (màu vàng) tiếp cận với tế bào ung thư. Cái hôn của tử thần.

4. SARS: Hàng ngàn con virus màu xanh chui ra khỏi tế bào phổi màu hồng sau khi sinh sôi nảy nở. Xuất hiện tại Trung Quốc năm 2002, hội chứng nghẹt thở là căn bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng đầu tiên xuất hiện trong thế kỷ 21, lan nhanh ra cả thế giới năm 2003, làm hơn 8.000 người mắc bệnh và 800 người tử vong.

5. HIV: Bạch huyết bào T màu hồng, bị virus HIV (vàng) sinh sôi nảy nở và tấn công tiêu diệt. Năm 2005 số người sống chung với HIV trên thế giới vượt số 40 triệu. Từ lúc phát khởi năm 1980, HIV giết chết 25 triệu người.

6. Tế bào gốc: Mở ra con đường chữa bệnh cho tương lai, tế bào gốc được cô lập từ tế bào não, trích ly từ những người tình nguyện.

ĐINH CÔNG THÀNH

Theo Sciences et Avenir, Tuổi Trẻ Online
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video