"Liều chết" bơi cạnh cá mập, những con cá này thật ra định làm gì?

Đây là lý do tại sao luôn có những đàn cá rất đông bơi cạnh cá mập, dù chúng có thể bị ăn thịt bất kỳ lúc nào.

Các nhà nghiên cứu gần đây đã phát hiện ra rằng có nhiều loài cá khác nhau sử dụng cá mập như... "bàn chải" theo một hình thức cộng sinh đầy thú vị.


Đàn cá bơi cạnh cá mập theo một mô phỏng đồ họa. (Ảnh: UMiamiRSMAS)

Cách thức được chúng áp dụng đó là liên tục va chạm vào cơ thể có vảy của động vật ăn thịt biển để loại bỏ ký sinh trùng và các chất bẩn khác. "Hiện tượng này dường như là kịch bản duy nhất trong tự nhiên khi con mồi chủ động tìm kiếm và cọ xát với kẻ săn mồi", Lacey Williams, một nhà nghiên cứu tại Đại học Miami cho biết.

Cùng với các cộng sự của mình, Williams lần đầu tiên quan sát thấy hành vi này khi đang thu thập dữ liệu về loài cá mập trắng (Carcharodon carcharias) ở Vịnh Plettenberg, Nam Phi.

Các nhà nghiên cứu sau đó đã tổng hợp dữ liệu hình ảnh, video và báo cáo từ những nhân chứng để đưa ra kết luận rằng, có tới 12 loài cá khác nhau và 8 loài cá mập có cùng cách thức "cộng sinh" tương tự.

Giáo sư Neil Hammerschlag tại Đại học Miami lý giải rằng da cá mập được bao phủ bởi một lớp vảy nhỏ giống như răng cưa, gọi là lớp ngà dưới da.

Chính lớp vảy này đã tạo thành một bề mặt nhám cho cá mập, khiến nó đóng một vai trò quan trọng trong việc loại bỏ ký sinh trùng hoặc các chất gây kích ứng da trên các loài cá khác.

"Điều đó giúp cải thiện sức khỏe và thể lực của nhiều loài cá. Đồng thời, nó cũng mang đến cho cá mập nguồn thức ăn sẵn có", giáo sư Hammerschlag cho biết.

Cập nhật: 16/11/2021 Theo Dân Trí
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video