Liệu pháp điều trị ung thư rẻ và an toàn hơn

Nhà vi sinh học Indonesia Leenawaty Limantara đang phát triển một loại hình điều trị ung thư mới với chi phí chỉ bằng 1/5 hóa chất trị liệu và lại an toàn hơn…

Các tế bào ung thư đã "nhái" cách họat động của tế bào não để sinh tồn (Ảnh: VNN)
Với công trình nghiên cứu về việc sản xuất và sử dụng bacteriochlorophyll thông qua quang sinh học, mới đây, bà Leenawaty Limantara, tốt nghiệp trường ĐH Munich đã được trao giải thưởng thường niên lần thứ 12 của Quỹ Khoa học Quốc gia Indonesia.

Phát biểu sau khi nhận giải thưởng, Leenawaty Limantara cho biết liệu pháp quang động học (PDT) mới chỉ nhằm vào các khối u và tế bào ung thư. Liệu pháp này khác với phương pháp điều trị ung thư bằng phương pháp hóa học (hóa chất trị liệu -  chemotherapy) vốn có thể ảnh hưởng các mô khoẻ mạnh.

Với liệu pháp PDT, thoạt đầu bệnh nhân sẽ được cung cấp vi khuẩn thực vật - chất bacteriochlorophyll - thông qua đường miệng (như dạng nước hoặc dạng thuốc viên) hoặc tiêm vào trong tĩnh mạch.

Bacteriochlorophyll sẽ đóng vai trò như một chất làm nhạy khiến tế bào ung thư trở nên siêu nhạy với những vật sáng đặc biệt là ánh sáng tia hồng ngoại. Và ánh sáng tia hồng ngoại sẽ giết các tế bào ung thư. Sau đó, bệnh nhân mang bacteriochlorophyll sẽ được điều trị bằng tia hồng ngoại.

Bà Leenawaty hiện là giảng viên trường ĐH Satya Wacana Christian ở Salatiga (Trung Java, Indonesia) cho biết liệu pháp này chỉ tốn 1/5 so với hóa chất trị liệu. Hiện giá mỗi đợt điều trị hóa chất ở Indonesia vào khoảng 10 triệu Rp.

Leenawaty cho biết phần tốn kém nhất để thực hiện loại PDT mới này là việc mua các thiết bị cần thiết để làm PDT.

Tổng chi phí của liệu pháp này phụ thuộc vào nơi và cách thức chất bacteriochlorophyll được sinh ra. Tuy nhiên, vi khuẩn sẽ rất dễ sinh sôi ở đây. Bacteriochlorophyll khó sinh sôi hơn và lại an toàn hơn chất diệp lục được lấy bằng phương thức hóa học từ cây vì chất này có thể bị đất và thuốc trừ sâu làm bẩn.

Liệu pháp PDT đã trừ thành công các loại ung thư miệng, ruột, phổi, não, da, mắt và trực tràng. Tuy nhiên, bà Leenawaty cũng cho biết liệu pháp này không thể trị tất cả các loại ung thư. Khả năng chữa cho bệnh nhân ung thư tuỳ thuộc vào loại ung thư, cách thức bệnh tiến triển và sức đề kháng bệnh của bệnh nhân.

Theo bà Leenawaty, đến nay, chỉ có vài nước sở hữu công nghệ PDT, còn Indonesia chưa có công nghệ này.

Bà Leenawaty Limantara vừa được Quỹ Khoa học Quốc gia Toray của trao giải thưởng Khoa học và Công nghệ cùng với số tiền mặt 60 triệu Rp.

Được lập năm 1993, Quỹ Khoa học Quốc gia tiến hành trao giải thưởng khoa học thường niên từ năm 1994. Qũy khuyến khích và ủng hộ các nhà khoa học và giáo viên khoa học dưới 40 tuổi ở Indonesia trong lĩnh vực sinh học, hóa học và vật lý với các khoản tiền nghiên cứu cho giảng viên và tiền thưởng cho giảng viên và giáo viên khoa học trường phổ thông trung học.

Minh Thương (Theo Jakarta Post)

Theo VietNamNet
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video