Linh dương nhanh trí giả chết, thoát nạn trong tình huống kịch tính

Bị ngoạm cổ, linh dương nhanh trí giả chết, làm bẽ mặt báo săn

Bản năng sinh tồn trong thời khắc sinh tử đã giúp con linh dương thoát chết đầy kịch tính khi rơi vào nanh vuốt của báo săn.

Đoạn video kịch tính ghi lại cuộc đi săn của gia đình báo săn (báo gê-pa), khi báo mẹ dẫn bầy con đi kiếm ăn. Bằng cách theo dõi kỹ năng của báo mẹ, những con báo con sẽ có thêm kinh nghiệm, và trở thành những thợ săn thực thụ.

Sau khi xác định con mồi, báo mẹ ra tín hiệu cho bầy con tập trung quan sát và lặng lẽ áp sát mục tiêu. Với tốc độ vượt trội, báo mẹ nhanh chóng bứt tốc, rồi tóm gọn linh dương dù con vật vẫn ra sức chống cự.

Sau những phút căng thẳng, con báo dường như đã khuất phục được con mồi bằng đòn hiểm cắn vào cổ. Con linh dương sau một hồi giao chiến, dường như đã bỏ cuộc. Nó đổ gục xuống đất, không mảy may động đậy.

Do chủ quan, báo mẹ sớm nhả mồi, đứng nhìn đàn con vây quanh sung sướng, và chuẩn bị tận hưởng bữa ăn. Bài học đi săn tưởng như đã kết thúc đúng kịch bản.

Tuy nhiên chỉ trong tích tắc, con linh dương tưởng đã chết bỗng nhiên bật dậy, rồi lao vọt đi trước sự ngỡ ngàng của mẹ con báo săn. Lúc này, chúng mới vội vã đuổi theo con mồi, nhưng không kịp.

Hóa ra, linh dương chỉ giả chết, nằm bất động để đánh lừa những con báo mất cảnh giác, rồi lựa thời cơ bỏ trốn. Chỉ một thoáng sơ suất, báo săn đã chịu thua trước màn giả chết "đẳng cấp" của đối thủ.


Chỉ một thoáng sơ suất, báo săn đã chịu thua trước màn giả chết "đẳng cấp" của đối thủ.

Giả chết (Apparent death) hay hiện tượng chết cứng (Tonic Immobility-TI) là hành vi thường thấy ở động vật, trong đó con vật cố tình làm ra vẻ như đã chết. Để làm điều này, chúng thường giảm nhịp tim xuống thấp nhất, thậm chí ngừng thở và rơi vào trạng thái hôn mê. Ở một số loài, chúng thậm chí có thể phát ra mùi hôi thối, lè lưỡi, miệng nhỏ dãi, quằn quại... nhằm tăng tính thuyết phục cho cái chết giả.

Hiện tượng giả chết rất dễ bắt gặp trong tự nhiên, gồm hàng trăm loài động vật từ linh dương, linh cẩu, vượn cáo, thạch sùng, ếch nhái, kiến… cho đến các loài lưỡng cư, gà, thậm chí cả cá mập, cũng có thể sử dụng với mục đích sinh tồn.

Sở dĩ giả chết giúp con mồi có khả năng sống sót cao hơn, là bởi hầu hết các loài động vật ăn thịt hứng thú với việc rượt đuổi và giết ngay con mồi của mình để ăn thịt sống. Trong khi đó đối với những con vật đã chết, chúng lại thường không có hứng thú vì lo sợ thịt bị ôi, hay dịch bệnh.

Ở một số loài, phương pháp giả chết còn được sử dụng để săn mồi, điển hình như cá hoàng đế. Những con cá này thường thả nổi cơ thể của chúng trên mặt nước gần bờ.

Khi các sinh vật nhỏ hoặc côn trùng tới gần, chúng nhanh chóng chộp lấy. Ước tính mỗi lần cá hoàng đế giả chết, chúng có thể kéo dài trong 15 phút, với tỷ lệ đớp mồi thành công là 1/6.

Cập nhật: 01/12/2021 Theo Dân Trí
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video