Loài bọ này đích thực là những kẻ "khủng bố" đích thực của tự nhiên

Chúng có biệt tài... ôm bom cảm tử để tự vệ, nhưng bản thân lại không chết.

Chắc các bạn cũng biết thế giới tự nhiên là nơi khốc liệt thế nào. Vì vậy để tồn tại, các loài vật đã phải tự trang bị cho mình những "vũ khí" tự vệ thật hiệu quả.

Ví dụ hổ, báo, sư tử... chúng có răng, có móng vuốt và tốc độ. Voi, tê giác... có làn da dày, cùng sức khỏe hơn người "chống lưng". Một số còn sở hữu khả năng ngụy trang lên đến tầm cỡ bậc thầy, như tắc kè, bọ ngựa... chẳng hạn.

Nhưng riêng loài bọ dưới đây, chúng không có các đặc điểm kể trên. Thay vào đó, chúng... ôm bom trong người, và sẵn sàng kích nổ mỗi khi bị đe dọa. Đó là những con bọ nổ bombardier beetle.


Bombardier beetle - những con bọ "khủng bố" của tự nhiên.

Bọ Bombardier (danh pháp: Carabidae), còn được gọi là bọ "đánh bom" sống ở gần như tất cả mọi nơi trên thế giới, ngoại trừ 2 vùng cực. Như đã nêu trên, chúng có cái tên "đánh bom" là vì khả năng tạo ra những quả bom hóa học cực mạnh mỗi khi cơ thể gặp nguy hiểm.


Những "trái bom" đó sẽ được phóng ra thông qua một đường ống nằm tại phần đuôi của loài bọ này.

Ước tính, hóa chất trong quả bom có thể tạo ra nhiệt độ lên tới 100 độ C, đủ sức đánh đuổi phần lớn kẻ thù. Thậm chí kể cả con người cũng khó lòng đụng vào chúng nếu không có đồ bảo hộ.

Và quan trọng hơn, bọ bombardier có thể tùy ý "khai hỏa", thậm chí còn điều chỉnh được cả thước ngắm.


Bọ bombardier có thể tùy ý "khai hỏa".

Về mặt cơ chế, khả năng của bọ bombardier tương đối thú vị. Chúng thực sự "ôm bom" theo đúng nghĩa đên, khi mang trong người 2 loại hóa chất: hydroquinone và hydro peroxide, nhưng ở trong 2 khoang riêng biệt trong ổ bụng.

2 hóa chất này kể cả khi trộn lẫn cũng không có gì xảy ra, vì bên trong có chứa một chất ức chế. Tuy nhiên khi cần thiết, bọ bombardier sẽ bơm cả 2 chất này vào một khoang thứ 3, trong đó có chứa một loại enzyme đặc biệt và nước, với vai trò trung hòa chất gây ức chế đó.


Hai hóa chất khi đúng "ngòi nổ" sẽ phản ứng cực kỳ dữ dội, rồi phát nổ.

Hai hóa chất khi đúng "ngòi nổ" sẽ phản ứng cực kỳ dữ dội, rồi phát nổ. Vụ nổ này có thể giết chết những con bọ đối thủ, khiến kẻ thù lớn hơn chúng lùi bước, trong khi bản thân kẻ "ôm bom" lại chẳng sao cả.


Con nhện kém may mắn khi tấn công bọ bombardier.

Nhưng tại sao kẻ ôm bom lại không chết?

Câu trả lời nằm ở sự tiến hóa. Trong quá khứ, bọ bombardier đã khiến cho các nhà sinh học phải nghi ngờ về quá trình tiến hóa, vì nếu chỉ sử dụng 2 hóa chất trong cơ thể, lũ bọ có thể tự giết chết mình, chứ không có cách nào tồn tại đến tận ngày nay.


Nếu không cẩn thận, bọ ôm bom có thể nổ banh xác.

Tuy nhiên, câu trả lời nằm ở thứ enzyme "kích nổ" kia. Các chuyên gia cho biết, enzyme là vật liệu sinh học, và nó có thể tiến hóa.

Trong quá khứ, vụ nổ của bọ bombardier có thể không mạnh như hiện nay, nhưng thời gian đã làm nó mạnh hơn để chống lại những kẻ địch đang liên tục tiến hóa. Cơ thể loài bọ này cũng tiến hóa để chịu đựng những vụ nổ mạnh như vậy.

Cập nhật: 23/07/2024 Theo Trí Thức Trẻ
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video